Tăng cường quảng bá hình ảnh di tích Quốc gia Đặc biệt Đền Hai Bà Trưng

M.THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Bên cạnh việc chỉ đạo tổ chức tốt Lễ hội đền Hai Bà Trưng, dịp này công chúng sẽ được thưởng thức Chương trình nghệ thuật trình diễn âm thanh, ánh sáng theo công nghệ hiện đại vào tối 15/02 (tức tối mùng 6 tháng Giêng âm lịch). Theo Ban Tổ chức Lễ hội, đây là một trong những hoạt động nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh di tích Quốc gia Đặc biệt Đền Hai Bà Trưng và Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội đền Hai Bà Trưng.

Đền thờ Hai Bà Trưng tại làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội là vùng đất linh thiêng chứa đựng bên trong nhiều giá trị mang ý nghĩa lịch sử vĩ đại của cha ông ta. Đây cũng là vùng đất mà hai nữ anh hùng dân tộc Hai Bà Trưng đã sinh ra, lớn lên, sau đó hiệu triệu nhân dân dựng cờ khởi nghĩa giành thắng lợi và xưng vương tại đây.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Lê Văn Khương, để tưởng nhớ công đức của Hai Bà, UBND huyện Mê Linh tổ chức Lễ hội Đền Hai Trưng năm 2024 từ ngày 15/2/2024 đến hết ngày 17/2/2024 (tức từ mùng 6 đến hết mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024). Mục đích của Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Lễ hội Đền Hai Bà Trưng năm 2024 là nhằm giáo dục truyền thống, góp phần nâng cao đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Mê Linh nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung.

Bên cạnh việc chỉ đạo tổ chức tốt Lễ hội đền Hai Bà Trưng nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh di tích Quốc gia Đặc biệt Đền Hai Bà Trưng và Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội đền Hai Bà Trưng, dịp này công chúng sẽ được thưởng thức Chương trình nghệ thuật trình diễn âm thanh, ánh sáng theo công nghệ hiện đại. "Ngoài các hoạt động rước kiệu, tế lễ theo nghi thức truyền thống địa phương, các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, thi đấu thể thao sẽ được tổ chức phục vụ nhân dân và du khách… Đặc biệt, vào lúc 20h00’ ngày 15/02 (tức tối ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch), tại Lễ kỷ niệm 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Khai mạc Lễ hội Đền Hai Bà Trưng Xuân Giáp Thìn 2024 sẽ diễn ra Chương trình nghệ thuật trình diễn âm thanh, ánh sáng đặc sắc theo công nghệ hiện đại" - ông Lê Văn Khương - Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết.

Tăng cường quảng bá hình ảnh di tích Quốc gia Đặc biệt Đền Hai Bà Trưng  - ảnh 1
Nghệ thuật bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại được tổ chức lần đầu tiên tại huyện Mê Linh.
(Ảnh: PV/Vietnam+)

Đây là một chương trình nghệ thuật bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại được tổ chức lần đầu tiên tại huyện Mê Linh nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức của Hai vị kiệt nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị cùng các tướng lĩnh tham gia cuộc khởi nghĩa, giành lại nền độc lập dân tộc vào những năm 40-43 sau Công nguyên. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Kênh H1 (Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội).

Chương trình nghệ thuật được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping LED matrix hiện đại, kể lại câu chuyện lịch sử theo một cách thức hiện đại, mới mẻ, với các chương hồi, cảnh diễn nối tiếp, được biến chuyển tinh tế bằng kỹ xảo ánh sáng, âm nhạc hấp dẫn và đa dạng hình thức thể hiện như: Ca hát, xiếc, múa, đồng diễn trống…

Sân khấu liên tục thay đổi bối cảnh, giúp tái hiện sống động những khung cảnh đời sống của nhân dân Âu Lạc xưa (thời kỳ Hai Bà Trưng), hay nỗi kinh hoàng trước cảnh nước mất, nhà tan khi quân giặc đô hộ, cướp bóc, giày xéo nhân dân, cảnh rừng thiêng nước độc khi nhân dân phải đi tìm các sản vật cống tế, hay khí thế hừng hực trong lời kêu gọi chiêu mộ nghĩa binh hội tụ, dựng cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

 Chương trình là đêm hội của âm thanh và ánh sáng, thể hiện sức hấp dẫn của công nghệ hiện đại trên nền tảng là các câu chuyện lịch sử, tạo nên một làn gió mới, cách tiếp cận và biểu đạt mới cho các câu chuyện lịch sử trong nhịp sống đương đại, thu hút sự theo dõi của đông đảo nhân dân.

Thông qua chương trình, Ban tổ chức mong muốn khơi dậy niềm tự hào trong lòng mỗi người dân đất Việt, khẳng định tinh thần tự lực, tự cường, tự chủ, không khuất phục trước kẻ thù của người Việt từ xưa đến nay. Đây cũng là hoạt động thiết thực và ý nghĩa đối với học sinh, sinh viên, du khách thập phương, là dịp để nhân dân được tham quan, du lịch tâm linh và tìm hiểu văn hóa, lịch sử vùng đất Mê Linh xưa, đời sống của nhân dân Âu Lạc buổi đầu dựng nước và giữ nước, được hiểu thêm về những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc...

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.