Tết hoa: Nét văn hoá độc đáo của dân tộc Cống

Chia sẻ

Hàng năm, đồng bào dân tộc Cống trên địa bàn tỉnh Điện Biên lại nô nức tổ chức Tết hoa, đánh dấu một năm cũ khép lại với mùa màng bội thu, chuẩn bị cho năm mới an lành, nhiều may mắn.

Tết hoa còn gọi là Tết hoa mào gà, theo tiếng của đồng bào dân tộc Cống là Mền Loóng Phạt Ái, là 1 trong 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh Điện Biên. Tết hoa của dân tộc Cống ở Lả Chà, Điện Biên là một nét văn hoá độc đáo, khẳng định quá trình hình thành, tồn tại và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, trong đó có tục thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng đa thần.

Tết hoa là nét truyền thống của dân tộc Cống ở Điện BiênTết hoa là nét truyền thống của dân tộc Cống ở Điện Biên (Ảnh: Internet)

Thông thường, vào tháng 9 Âm lịch hàng năm (khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 Dương lịch), khi hoa mào gà nở đỏ rực trên các sườn nương, đồi núi thì người dân Lả Chà lại xúng xính váy áo, dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh làng bản, chuẩn bị địa điểm tổ chức vui Xuân của bản, tạo nên khung cảnh ấm áp, nhộn nhịp. Do người Cống ở giáp biên giới Việt - Lào, nên tính theo lịch của người Lào, một năm chỉ có 10 tháng. Ðây là thời điểm khi vụ thu hoạch đã xong, công việc nương rẫy trong năm kết thúc.

Trước Tết một ngày, nhà nào nhà nấy đều lên nương chọn hái những bông hoa phạt loóng (hoa mào gà) đẹp nhất đem về chuẩn bị lễ vật dâng cúng trời đất tổ tiên tại gia đình và trang trí cây hoa ở địa điểm tổ chức Tết hoa của bản.Vào buổi chiều, đến giờ đã định, dân bản cùng trở về nhà già làng kiêm thầy mo của bản để dự lễ Tết hoa theo nghi lễ cổ truyền của dân tộc Cống. Nghi lễ có hai phần: Phần lễ và phần hội.

Phần lễ gồm hai phần: Lễ chính được tổ chức tại nhà thầy cúng hoặc trưởng dòng họ; sau đó mỗi gia đình sẽ về làm lễ tại bàn thờ tổ tiên của gia đình mình. Bên cạnh các lễ vật dâng cúng gồm lợn, gà, vịt, rượu, cá, khoai sọ…, lễ vật không thể thiếu là hoa phạt loóng - một loài hoa biểu tượng cho sự may mắn, no đủ của đồng bào nơi đây.

Để chuẩn bị cho lễ cúng chung, dân bản đã dựng hai cây tre hoặc nứa (hằn né hoặc hạ kha), trên thân cây có buộc những bông hoa mào gà, đặt một cây ở nhà thầy cúng, còn một cây dựng trước bàn thờ tổ tiên của gia chủ. Cây hoa này tượng trưng là cây cầu nối giữa hai thế giới âm dương, là con đường mà linh hồn tổ tiên đi từ thế giới thiêng về nơi thờ cúng ở trong nhà.

Cạnh đó, bếp thờ đặt trong gian bếp cúng được làm thành hình vuông, nền đất. Trên đó đặt những đồ vật liên quan đến thờ cúng như cây tre, hòn đá, bát nước cúng… Đây là nơi linh thiêng của ngôi nhà, để các linh hồn tổ tiên trú ngụ mỗi khi trở về gia đình thăm con cháu. Khi lễ cúng bắt đầu, thầy cúng sẽ nhóm lửa để mời tổ tiên, thần linh về ăn Tết cùng con cháu và dân bản.

Khi giờ tốt đến, những hồi trống chiêng vang lên khắp bản, báo hiệu lễ cúng Tết hoa bắt đầu. Già làng kiêm thầy cúng trong trang phục truyền thống kính cẩn dâng lễ vật xin phép tổ tiên, trời đất, thần linh… cho tổ chức Tết hoa mừng năm mới. Trước bàn thờ tổ tiên, dân làng chuẩn bị hai mâm lễ: Mâm thứ nhất có các lễ vật như thủ lợn, chân giò, rượu, thịt và nội tạng lợn…; mâm thứ hai có 1 bát gạo để cắm hương, 1 quả trứng, 2 con vịt luộc.

Sau đó, thầy cúng trịnh trọng xướng mời thần linh, tổ tiên về thụ lễ. Thầy thay mặt dân bản trình báo tình hình mùa màng, chăn nuôi, sức khỏe của dân bản trong năm qua và cầu xin các thần linh, tổ tiên phù hộ cho năm mới mọi người được dồi dào sức khỏe, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển… và làm lễ buộc chỉ cổ tay, cầu mong sức khỏe cho các thành viên trong gia đình…

Sau khi kết thúc nghi lễ cúng chung cho cả bản kết thúc, lễ cúng ở các gia đình bắt đầu. Mỗi nhà đều dựng một cây tre hoặc nứa (hằn né hoặc hạ kha) ở gian bếp cúng. Trên cây tre có buộc hoa mào gà với các màu sắc đỏ, vàng đan xen, 2 ống rượu cần và những chiếc ống hút rượu để mời tổ tiên, thần linh thụ hưởng. Trong lễ cúng, chủ nhà kính cẩn mời tổ tiên, các vị thần linh về ăn Tết với gia đình và để con cháu báo với tổ tiên tình hình làm ăn và sức khoẻ của mọi người trong gia đình, đồng thời cầu xin tổ tiên phù hộ cho con cháu năm mới dồi dào sức khỏe, vạn sự an lành. Đến ngày thứ hai, gia chủ chuẩn bị lễ vật dâng lên tổ tiên rồi xin phép kết thúc Tết hoa để gia đình được tiếp tục các công việc lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống trong năm mới.

Tại các địa điểm tổ chức chung của bản, lễ cúng Tết hoa kết thúc theo nghi thức cổ truyền được tiến hành một cách trang trọng. Thầy cúng và các già làng dâng lễ xin tổ tiên trời đất, thần linh chứng giám lòng thành của dân bản và phù hộ cho mọi người năm mới mạnh khỏe, sản xuất phát triển, cuộc sống yên vui, gia đình hạnh phúc… Thầy cúng khấn mời tổ tiên, thần linh thụ lễ và xin phép kết thúc Tết hoa để mọi người được tiếp tục các công việc trong năm mới. Lễ cúng kết thúc, mọi người cùng vui vẻ uống rượu và múa hát tưng bừng.

Tết hoa gắn với tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng mang đậm triết lý nhân sinh. Tết không chỉ để tạ ơn các thần linh, tổ tiên đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sức khỏe, may mắn cho mọi người mà còn là dịp để cầu mùa, cầu phúc, cầu lộc, cầu an đầu năm mới. Ðây cũng chính là dịp để gửi gắm những ước nguyện về một cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc thông qua những lời khấn của thầy mo thay mặt cho các gia đình trong bản.

Những năm gần đây, để phù hợp với những thay đổi của cuộc sống hiện tại, nghi lễ của Tết hoa cũng đã được rút ngắn xuống chỉ còn 1 ngày, 1 đêm so với 3-4 ngày như trước kia. Tuy nhiên những nghi lễ dâng cúng, các sản vật dâng lên thần linh và ý nghĩa của Tết hoa thì vẫn được người dân giữ nguyên vẹn.

Dân tộc Cống canh tác chủ yếu trên nương rẫy và ruộng nước, ruộng bậc thang, một năm một vụ chính. Ngoài ra, người dân còn trồng trọt các loại rau màu trên đất bãi ven song, suối để phát triển nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm. Do quan niệm “sinh ra nhờ trời, sống cũng nhờ trời”, tổ tiên người Cống lưu truyền lại, nếu Tết hoa chưa được tổ chức thì chưa ai được phép đi phát nương, làm rẫy, vui chơi, ca hát. Chí vì thế, dân tộc Cống vẫn giữ nguyên vẹn được bản sắc dân tộc mình. Mỗi khi Tết hoa của người Cống được tổ chức, đông đảo du khách, người dân khắp nơi xa gần đến tham gia, vui chơi.

Những năm gần đây, vào dịp Tết hoa, chính quyền địa phương cũng đã tổ chức lễ hội cổ truyền đặc sắc của dân tộc Cống gắn với kích cầu du lịch. Điều này góp phần lưu giữ nét đẹp văn hoá độc đáo của dân tộc ít người này, vừa thắt chặt tình đoàn kết của các dân tộc an hem trên địa bàn, tạo đà phát triển du lịch bền vững, giữ vững an ninh chính trị nơi vùng biên Tổ quốc.

QUỲNH AN (t/h)

Tin cùng chuyên mục

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).
Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành Quyết định số 2286/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, hướng tới 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2025), Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2025), Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 – 19/8/2025), và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025).
Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Ngày 7/7, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) đã ban hành Kế hoạch số 3283/KH – BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm góp phần khơi dậy và bồi đắp niềm tin, niềm tự hào của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới đất nước...
Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành Quyết định số 2305/QĐ - BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).