Thể thao điện tử, môn thi đấu mang hơi thở thời đại được đưa vào SEA Games 31

Chia sẻ

Đây là lần thứ hai thể thao điện tử được tổ chức như một môn thi đấu có huy chương tại SEA Games.

Thể thao điện tử (eSport) được định nghĩa là hình thức tổ chức cuộc thi chơi điện tử giữa nhiều người chơi, đặc biệt giữa những tuyển thủ chuyên nghiệp. eSport lần đầu tiên được đưa vào SEA Games 30 (2019), tại kỳ Đại hội thể thao khu vực này, đội tuyển eSports Việt Nam chỉ giành được 3 tấm Huy chương Đồng. Đây là thành thích chưa quá nổi bật để làm hài lòng người hâm mộ khi nền thể thao điện tử nước nhà được đánh giá là mạnh nhất trong khu vực.

Với sự phát triển đáng kinh ngạc của ngành công nghiệp thể thao điện tử toàn cầu, theo ước tính của Niko chỉ riêng thị trường thể thao điện tử châu Á đã chiếm hơn 54% trong tổng số gần 1 tỷ đô la thị trường thể thao điện tử toàn cầu vào năm 2021.

kPUBG Mobile sẽ phân chia thành hai nội dung cá nhân và đồng đội.

Lịch sử thể thao điện tử tại SEA Games

Hội đồng Olympic châu Á (OCA) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và quảng bá thể thao điện tử tại các sự kiện ở châu Á. OCA, Liên đoàn Thể thao Điện tử (AESF) và Ban Tổ chức Đại hội Thể thao Châu Á Indonesia lần đầu tiên đưa eSports vào làm môn thể thao trình diễn tại Đại hội Thể thao Châu Á 2018 ở Jakarta, Indonesia. Sự ra mắt của eSports tại Asian Games 2018 không chỉ chứng tỏ sức hấp dẫn ngày càng tăng của bộ môn này trên toàn thế giới, mà còn là sự phổ biến ngày càng tăng của nó ở Châu Á. Sau màn ra mắt thành công vào năm 2018, eSports đã trở thành môn thể thao tranh huy chương tại SEA Games 30 (2019) tại Philippines và sẽ tiếp tục là môn tranh huy chương tại SEA Games 31.

Tại SEA Games 31, thể thao điện tử là một trong số 40 môn thể thao được thi đấu tranh huy chương. Ban tổ chức SEA Games 31 ban đầu loại bộ môn này ra khỏi kỳ Đại hội do gặp những hạn chế về ngân sách gây ra bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, với sự hấp dẫn ngày càng tăng của thể thao điện tử ở châu Á và trên toàn cầu cùng những nỗ lực của AESF, eSport đã chính thức quay trở lại SEA Games 31.

eSport tại SEA Games 31 sẽ có nhiều huy chương hơn

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, sẽ có tổng cộng 10 nội dung tranh huy chương trong tổng số 8 bộ môn Esports thi đấu tại SEA Games 31, nhiều hơn 4 huy chương so với SEA Games 30. Tất cả 10 nội dung thi đấu của Thể thao điện tử sẽ được diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Các tựa game di động vẫn là động lực tăng trưởng mạnh nhất của thể thao điện tử trong khu vực. Theo Niko’s Esports Tracker, số lượng các cuộc thi trên PC đã giảm 20% trong thời kỳ đại dịch và số lượng các cuộc thi trên thiết bị di động tăng 10,9%.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi 5 trong 8 tựa game eSports sẽ được tổ chức tại SEA Games 31 là game di động, còn lại là game PC.

Trong số các tựa game thể thao điện tử, League of Legends (Liên minh huyền thoại) sẽ chia thành các sự kiện dành cho nam và nữ. Tương tự, PUBG Mobile sẽ phân chia thể loại cá nhân và đồng đội.

Danh sách các môn thể thao điện tử tại SEA Games 31.Danh sách các môn thể thao điện tử tại SEA Games 31.

Dự báo cuộc đua eSport sẽ rất sôi nổi

Ngay từ trước khi SEA Games 31 được tổ chức, nhiều nước Đông Nam Á đã tổ chức các vòng loại để lựa chọn đội tuyển eSport mạnh nhất của quốc gia tham dự SEA Games 31.

Malaysia là một ví dụ cụ thể. Quốc gia này đã tổ chức giải Malaysia Esports Selection 2022 vào ngày 18/2 nhằm chọn ra đội eSport mạnh nhất tham dự SEA Games 31. Sau khi tuyển chọn xong, các tuyển thủ quốc gia sẽ thực hiện một đợt “khởi động” kéo dài hai tháng tại Casa Bukit Jalil và EBN Esports Arena tại Quill City Mall ở Kuala Lumpur. Malaysia hy vọng kỳ SEA Games tới sẽ giành được ít nhất bốn huy chương tại bộ môn thể thao điện tử.

Tương tự, đội tuyển thể thao điện tử quốc gia Philippines Sibol cũng đã bắt đầu chiến dịch của họ cho các trò chơi vào ngày 17/3 tại một sự kiện do Tổ chức Thể thao điện tử Philippines tổ chức. Sibol hiện có 55 vận động viên và 9 huấn luyện viên, tất cả đều được tuyển chọn kỹ lưỡng. Sibol sẽ tham gia thi đấu cả 10 nội dung tại SEA Games 31. Leo Escutin, quản lý nhóm Sibol cho biết, họ mong đợi tất cả các đội sẽ về đích ở vị trí dẫn đầu. Sibol đã có một thành tích “đáng nể” tại SEA Games 30 khi họ giành được ba huy chương vàng với các bộ môn Dota 2, Mobile Legends: Bang Bang và Starcraft2, một huy chương bạc trong Tekken 7 và một huy chương đồng trong Tekken 7.

Trong khi đó, đội tuyển Pengurus Besar Esports Indonesia (PBESI) của Indonesia cũng chính thức công bố 66 vận động viên eSports tham gia tranh tài tại các trận đấu sắp tới. 66 vận động viên này được lựa chọn trong số 128 vận động viên trong giai đoạn đầu của Trung tâm Huấn luyện Quốc gia (Pelatnas), Indonesia. Quốc gia này đã giành được 2 huy chương bạc trong nội dung Arena of Valor và Mobile Legends: Bang Bang tại kỳ SEA Games trước.

Số lượng huy chương ngày càng tăng cho thấy tầm quan trọng của thể thao điện tử trong các sự kiện thể thao lớn ở châu Á. Đây được cho là một khoảnh khắc lịch sử khác được tạo ra cho thế giới thể thao nói chung và thể thao điện tử nói riêng.

Dưới đây là lịch thi đấu của bộ môn Thể thao điện tử tại SEA Games 31:

Đấu trường sinh tồn (Free Fire)

Ngày 13/5: 10h00 - 15h00: Vòng bảng 15h30 - 19h30:

Bán kết Ngày 14/5: 10h00 - 18h30: Chung kết

FIFA Online 4

Ngày 13/5: 10h00 - 15h00: Vòng bảng

15h30 - 19h30: Bán kết

Ngày 14/5: 10h00 - 18h30: Chung kết

Liên minh huyền thoại

Ngày 15/5: 11h00 - 18h00: Vòng bảng

Ngày 16/5: 11h00 - 15h00: Bán kết

16h00 - 19h00: Chung kết

Liên quân Mobile

Ngày 15/5: 11h00 - 18h00: Vòng bảng

Ngày 16/5: 11h00 - 15h00: Bán kết

16h00 - 19h00: Chung kết

PUBG Mobile (đồng đội)

Ngày 18/5: 10h30 - 15h30: Vòng bảng

Ngày 19/5: 10h30 - 15h30: Bán kết

Ngày 20/5: 11h00 - 17h30: Chung kết

PUBG Mobile (cá nhân)

Ngày 18/5: 15h30 - 18h30: Vòng bảng

Ngày 19/5: 15h30 - 18h30: Bán kết

Ngày 20/5: 11h00 - 17h30: Chung kết

Liên minh Huyền thoại - Tốc chiến (đồng đội nam)

Ngày 18/5: 11h00 - 18h00: Vòng bảng

Ngày 19/5: 11h00 - 19h00: Bán kết

Ngày 20/5: 13h00 - 18h00: Chung kết

Liên minh Huyền thoại - Tốc chiến (đồng đội nữ)

Ngày 18/5: 11h00 - 18h00: Vòng bảng

Ngày 19/5: 11h00 - 19h00: Bán kết

Ngày 20/5: 11h00 - 16h30: Chung kết

Mobile Legends: Bang Bang

Ngày 21/5: 10h30 - 18h30: Vòng bảng

Ngày 22/5 10h30 - 18h30: Bán kết, Chung kết

Đột kích

Ngày 21/5: 10h30 - 18h30: Vòng bảng

Ngày 22/5 10h30 - 18h30: Bán kết, Chung kết

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.