Thêm một “địa chỉ” cho những ai yêu ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc

P.V
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng ngày 10/11/2024, Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc đã chính thức ra mắt và đi vào hoạt động bằng lễ khai trương trang trọng, ấm cúng.

Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc được Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động Khoa học và Công nghệ ngày 28/10/2024.

Thêm một “địa chỉ” cho những ai yêu ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc - ảnh 1
TS Trần Thị Hải Anh - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc phát biểu tại chương trình.

Đây là một công trình được tích lũy bằng rất nhiều thời gian, công sức và tâm huyết của những người sáng lập. Viện có trụ sở chính tại tầng 1, 2, Tòa nhà Golden Palm, số 21 Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc hội tụ đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia, học giả, những giảng viên uy tín ở các trường đại học lớn tại Việt Nam, mà đứng đầu là Viện trưởng – TS Trần Thị Hải Anh.

Sự ra đời của Viện sẽ góp phần tạo ra không gian rộng mở cho hoạt động nghiên cứu khoa họ, giao lưu văn hóa Việt - Trung, trao đổi học thuật về chủ đề Trung Quốc với nhiều hình thức như tổ chức các sự kiện, tọa đàm, hội thảo, triển lãm nghệ thuật, trải nghiệm văn hóa… triển khai các chương trình hướng nghiệp chuyên đề, đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc, bồi dưỡng nâng cao các kỹ năng về ngôn ngữ ứng dụng, bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, con người và những giá trị tinh hoa của nền văn minh Trung Hoa, bồi dưỡng biên phiên dịch trình độ cao và trang bị các kiến thức cần có trong hợp tác với đối tác Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Viện cũng có các chương trình hợp tác nghiên cứu, liên kết đào tạo với các cơ sở uy tín tại Trung Quốc nhằm không ngừng nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu cũng như các hoạt động bồi dưỡng đào tạo.

Viện là nơi mang đến nhịp cầu kết nối, giao lưu văn hóa Việt - Trung, là nơi giúp nâng cao năng lực ngôn ngữ Trung Quốc cũng như kiến thức về văn hóa, con người và những giá trị tinh hoa của nền văn minh Trung Hoa.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.