Thị trường biểu diễn Hà Nội sôi động dịp 8/3

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Năm nay, thị trường biểu diễn Hà Nội dịp 8/3 có những thay đổi khá thú vị, đem đến nhiều lựa chọn mới cho khán giả…

Sân khấu Hà Nội sáng đèn 

Dẫn đầu về việc thực hiện các buổi diễn chào mừng 8/3 năm nay là Nhà hát Kịch Việt Nam với chương trình “Điểm hẹn 8/3” được bắt đầu ngay từ 1/3. Các vở diễn được Nhà hát công diễn dịp này là “Nghêu sò ốc hến” và “Quan thanh tra” được diễn tại hai địa điểm Nhà hát Kịch Việt Nam và rạp Đại Nam.

Đây cũng là hai địa điểm thân thuộc với những người yêu nghệ thuật sân khấu Hà Nội. Hai vở diễn của Nhà hát dịp này đều là những vở diễn mang tính kinh điển, tiêu biểu của Nhà hát. 

Thị trường biểu diễn Hà Nội sôi động dịp 8/3 - ảnh 1
Vở kịch Quan Thanh tra của Nhà hát kịch Việt Nam.

Vở kịch “Nghêu sò ốc hến” lên án, phê phán thói hư tật xấu của tầng lớp thống trị phong kiến xưa cũ nhưng được thổi vào hơi thở của hiện đại qua những câu thoại dí dỏm, quen thuộc và gần gũi với cuộc sống đương thời. 

“Quan thanh tra” là vở kịch hướng đến vạch trần bộ máy quan chức cồng kềnh, quan liêu và mục nát của chế độ Nga hoàng với tệ nạn tham nhũng, hối lộ đã trở thành hệ thống từ trên xuống dưới, cùng thói hống hách, chuyên quyền, nhưng đầy đớn hèn, ti tiện của giới chức nước Nga trong bối cảnh thế kỷ 19.

Hai vở diễn hội tụ những gương mặt nghệ sĩ kỳ cựu của Nhà hát Kịch Việt Nam như: NSND Xuân Bắc, NSND Lâm Tùng, NSƯT Phú Đôn, NSƯT Kiều Minh Hiếu, NSƯT Trịnh Mai Nguyên… 

Cùng “sáng đèn” dịp 8/3 năm nay là Nhà hát Tuổi trẻ với một chương trình khá thú vị có tên “Chuyện phố thời bao cấp”. Đây là một vở nhạc kịch đã từng gây ấn tượng khi ra mắt của nhà hát hồi tháng 10/2023, kể về một gia đình tứ đại đồng đường sống ở phố cổ Hà Nội cùng những vui buồn, mâu thuẫn và cả những hạnh phúc riêng tư phản ánh một phần đời sống của người Hà Nội những năm bao cấp khó khăn.

Ở đó, mỗi người một cá tính, một công việc và những sở thích khác nhau, mỗi thế hệ có những nhìn nhận về xã hội và cuộc sống khác nhau, khiến mâu thuẫn trong gia đình xảy ra là điều không tránh khỏi. Song vượt lên trên tất cả của những khó khăn vật chất là tình yêu thương, san sẻ của mỗi thành viên trong gia đình. Và âm nhạc không chỉ đồng hành cùng mọi người mà còn như liều thuốc, liệu pháp chữa lành, hàn gắn và hóa giải mọi khúc mắc trong cuộc sống...

Chương trình giúp người xem nhớ về ký ức Hà Nội những năm 1980 của thế kỷ trước với những hình ảnh thân thuộc như tàu điện, những quầy hàng mậu dịch bán đủ các mặt hàng thời bao cấp, những tờ tem phiếu, những bông hoa Ngọc lan, hoa Móng rồng ép vào trang sách, đám cưới của người Hà Nội những năm 1980...

Các tác phẩm âm nhạc được biểu diễn trong chương trình rất phong phú, nhiều màu sắc, có những bài âm nhạc dân gian cổ truyền gợi nhớ về Hà Nội một thời, đến những ca khúc nhạc trẻ nổi tiếng và nhiều ca khúc nhạc nước ngoài kinh điển được viết lời Việt… thể hiện phần nào tinh thần, đời sống và tâm hồn người Hà Nội một thời.

Theo ekip thực hiện, vở nhạc kịch được thực hiện bằng tình yêu Hà Nội tha thiết và mong lan toả hơn nữa tình yêu này.  

Phòng trà sôi động dịp 8/3

Thị trường biểu diễn Hà Nội năm nay chứng kiến một cuộc chuyển mình khá đặc biệt vào dịp này khi các sân khấu ca nhạc lớn giảm “nhiệt”, không đua chen tổ chức như mọi năm, thay vào đó là sự sôi động đến từ các phòng trà ca nhạc nhỏ. 

Thị trường biểu diễn Hà Nội sôi động dịp 8/3 - ảnh 2
Khán giả trẻ có xu hướng thích thưởng thức âm nhạc tại phòng trà.

Tại các phòng trà nổi bật của Hà Nội, khán giả có thể gặp gỡ hầu hết những gương mặt nghệ sĩ nổi tiếng mà mình yêu thích và thưởng thức các đêm nhạc mừng 8/3 bên cạnh người thương yêu, bạn bè theo cách gần gũi hơn của phòng trà.

Tối 7/3, “nữ hoàng phòng trà” Lệ Quyên có buổi diễn mừng 8/3 tại phòng trà Sky Lounge Hoàng Cầu với đêm nhạc có cái tên rất nữ tính “Em trong mắt tôi”. Nữ nghệ sĩ từng nổi tiếng là tên tuổi hút khách tại phòng trà trước khi đình đám trên sân khấu lớn. Vì vậy các đêm diễn tại phòng trà của cô rất đông khán giả. Tại đây, khán giả vừa nghe Lệ Quyên hát và trò chuyện thân gần.

Ngay sau Lệ Quyên cũng tại phòng trà này sẽ diễn ra đêm nhạc của ca sĩ Hoàng Hải vào ngày 10/3. Gần đây, Hoàng Hải là cái tên rất “nóng” trên thị trường biểu diễn sau khi tham gia "The Masked Singer" và trở lại âm nhạc sau 10 năm "ngủ đông", biến mất hoàn toàn trên sân khấu biểu diễn. Trong những ngày đầu tháng 3 anh liên tục có các đêm diễn tại các phòng trà Hà Nội, hấp dẫn rất đông khán giả nữ. 

Ở vị trí khá gần với phòng trà Sky Lounge là phòng trà ca nhạc Trixxi tại Thái Hà cũng có loạt đêm diễn mừng 8/3, điểm nhấn là đêm minishow “Cánh hồng phai” của ca sĩ Quang Hà đúng đêm 8/3 với những nhạc phẩm được đông đảo khán giả yêu thích trong sự nghiệp của mình. Buổi diễn được xem là món quà tinh thần dành tặng cho những đoá hồng nhân ngày 8/3 của Quang Hà.

Góp mặt vào sự sôi động của thị trường biểu diễn phòng trà dịp 8/3 năm nay không thể không kể đến Sol 8 tại Nguyễn Công Hoan với chuỗi 3 đêm diễn ngày 7,8,9 cùng loạt nghệ sĩ được giới trẻ yêu thích là Lê Hiếu- Phương Linh, Thái Đinh- Nguyên Hà, Myra Trần.

Với ưu điểm sân khấu hiện đại, không gian khá rộng, phòng trà Sol 8 đang là điểm diễn ca nhạc hàng tuần được nhiều khán giả trẻ cũng như nghệ sĩ trẻ tìm đến.

Bên cạnh đó, phòng trà Trịnh Ca ở Tô Hiệu có đêm nhạc “Thương lắm tóc dài ơi” đêm 7/3 với những ca khúc tôn vinh những người Mẹ, tôn vinh những người phụ nữ đã luôn âm thầm hy sinh, chịu đựng để mang đến hạnh phúc đến cho gia đình và cho cuộc đời này. 

Với sự tham gia của hầu hết các phòng trà, đã góp phần làm “rực sáng” sân khấu Hà Nội chào mừng quốc tế phụ nữ 8/3, đặc biệt giá vé tại các phòng trà cũng “mềm” hơn rất nhiều so với show diễn lớn, giúp khán giả có nhiều lựa chọn để gửi đến một nửa thế giới những món quà tinh thần phù hợp, ý nghĩa nhất. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.