Thúc đẩy văn hóa đọc thông qua Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Chia sẻ

Ngày sách và Văn hóa đọc lần thứ Nhất năm 2022 sẽ chính thức khai mạc vào 20h, ngày 19/4 tại đường Nguyễn Huệ - TP HCM. Đây được xem là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên phạm vi toàn quốc.

Theo Quyết định số 1862/QĐ-TTg, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là hai cơ quan được giao chủ trì giúp Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và hướng dẫn hoạt động phát triển văn hóa đọc, ban hành Kế hoạch số 5270/KH-BTTT ngày 24/12/2021 hướng dẫn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên toàn quốc. Theo đó, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được tổ chức thường xuyên trong năm với các hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực, hiệu quả, bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu nhằm phát huy sức mạnh, sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng, các cơ quan, tổ chức xã hội tham gia vào việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc.

Toàn cảnh Họp báo thông tin tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất sáng 14/4 tại Thư viện Quốc gia.Toàn cảnh Họp báo thông tin tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất sáng 14/4 tại Thư viện Quốc gia.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Nhất và nhiều chuỗi hoạt động cấp quốc gia chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2022 như: Hội Sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Nhất năm 2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội sách trực tuyến chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Nhất...

Bên cạnh đó, triển khai kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hệ thống thư viện trong cả nước, đặc biệt thư viện công cộng cấp tỉnh, thư viện cơ sở giáo dục đại học, thư viện cơ sở giáo dục phổ thông các cấp đã triển khai Ngày hội Sách và Văn hóa đọc với nhiều chủ đề gắn với Sách, văn hóa đọc vào thực tiễn và phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với điều kiện thực tiễn như tuyên truyền giới thiệu sách, kể chuyện và làm theo sách, vẽ tranh theo sách, xếp sách nghệ thuật, giao lun, tọa đàm về sách và văn hóa đọc, tôn vinh người đọc, người làm thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và góp phần phát triển văn hóa đọc, tổ chức không gian giới thiệu sách của các nhà xuất bản, đơn vị phát hành, ký tặng sách, quyền gia ủng hộ và trao tặng sách, tổ chức các hoạt động khuyến đọc, hướng dẫn phi pháp, kỹ năng đọc sách, phát triển kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, tổ chức các câu lạc bộ về sách, câu lạc bộ bạn đọc, phát động, nhân rộng mô hình tủ sách nghiệp vụ.

Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành kỳ vọng việc tổ chức Hội sách trên thực địa tại thành phố Hồ Chí Minh không chỉ động viên, khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị xuất bản tại địa phương sau những tác động nặng nề của đại dịch mà còn tạo không gian lành mạnh, hấp dẫn để độc giả tiếp cận tri thức, từ đó thúc đẩy phát triển văn hóa đọc.Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (trái) kỳ vọng việc tổ chức Hội sách trên thực địa tại thành phố Hồ Chí Minh không chỉ động viên,hỗ trợ các đơn vị xuất bản tại địa phương sau những tác động nặng nề của đại dịch mà còn tạo không gian lành mạnh, hấp dẫn để độc giả tiếp cận tri thức, thúc đẩy phát triển văn hóa đọc.

Trao đổi với phóng viên tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết, việc Ban tổ chức lựa chọn tổ chức Hội sách trên thực địa tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm động viên, khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị xuất bản tại thành phố Hồ Chí Minh sau khi thành phố chịu tác động nặng nề từ đại dịch, đồng thời, Ban tổ chức kỳ vọng Hội sách sẽ tạo ra không gian lành mạnh, hấp dẫn để độc giả nơi đây tiếp cận tri thức, từ đó thúc đẩy phát triển văn hóa đọc.

Cũng trong khuôn khổ hội sách, chuỗi sự kiện tọa đàm trực tuyến mang tên “Giới thiệu, chia sẻ và kiến giải thông điệp sách hay đặc sắc đến bạn đọc cả nước” được kỳ vọng thu hút đông đảo người tham gia khi có sự chia sẻ của nhiều khách mời có uy tín và tầm ảnh hưởng lớn đối với người dân nói chung và giới trẻ nói riêng.

Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc ở các địa phương trên khắp cả nước, Hội sách Trực tuyến Quốc gia cũng sẽ được tổ chức trên nền tảng book365.vn. Để tăng tính hấp dẫn, và trải nghiệm cho bạn đọc tham dự, Hội sách trực tuyến Quốc gia năm nay tiếp tục ứng dụng nhiều công nghệ mới và hiện đại nhất như: công nghệ hoạt cảnh animation với các nhân vật ảo sinh động có thể tương tác trực tiếp với bạn đọc hay công nghệ thi trực tuyến giúp tổ chức các game tương tác trong Hội sách, công nghệ tích hợp với các đơn vị vận chuyển đảm bảo đưa sách tới độc giả ở tỉnh thành xa một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.

Giao diện nền tảng sách trực tuyến book365.vnGiao diện nền tảng sách trực tuyến book365.vn

Tại Hà Nội, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức từ ngày 15/4 đến ngày 23/4 ở khu vực Phố Sách (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm) với nhiều hoạt động bổ ích như hội thảo “Sách và giáo dục môi trường” (15/4), tọa đàm “Nghĩ tích cực, sống tự tin” (17/4), ra mắt Dự án Sách cộng đồng (ngày 21/4), tọa đàm “Sách với gia đình” (22/4), giới thiệu sách thiếu nhi (23/4)…

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 được tổ chức bởi Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Xuất bản, In và Phát hành, hỗ trợ vận hành bởi Tổng công ty V&V và Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông cùng sự đồng hành của VNPost, Robinet, Vitranet24...

Bài và ảnh: ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.