“Tống cựu nghinh tân“: Tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cung đình

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Lễ "Tống cựu nghinh tân" thực sự là một nét đẹp văn hoá truyền thống độc đáo của người Việt bởi lễ hội là khởi đầu một mùa Lễ hội Tết Nguyên đán của Việt Nam, giúp thắt chặt hơn sự gắn kết với tổ tiên và nhắc chúng ta về những phong tục truyền thống chào năm mới.

Chương trình được tổ chức dịp Tết Nguyên đán (bắt đầu từ ngày 22/1/2025) tại Hoàng Thành Thăng Long với nhiều nghi lễ đặc sắc mang đậm dấu ấn văn hóa cung đình và dân gian. 

Trong Hoàng cung Thăng Long xưa, vào dịp Tết đến Xuân về, những nghi lễ được tổ chức tôn nghiêm, trang trọng thể hiện sự hưng thịnh của quốc gia, sự bình an, no ấm cho nhân dân. Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang, các lễ trước Tết với ý nghĩa tống cựu nghinh tân - tiễn cái cũ đi để đón năm mới về, góp phần tạo nên sức sống trường tồn cho các di sản văn hóa lịch sử truyền thống.

“Tống cựu nghinh tân“: Tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cung đình - ảnh 1
Tái hiện lễ tiến lịch.

Nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa của dân tộc, phát huy giá trị văn hóa cung đình của khu di sản Hoàng thành Thăng Long, nhân dịp chào đón mùa xuân mới - xuân Ất Tỵ 2025, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình trình diễn nghi lễ Tống cựu nghinh tân nhằm tái hiện các nghi thức, phong tục dân gian và cung đình độc đáo.

Nghi lễ bao gồm: Lễ tiến lịch, Lễ ông Công, ông Táo, Lễ dựng cây nêu và Nghi thức đổi gác. Đặc biệt, Lễ tiến lịch và ban lịch thể hiện sự coi trọng của triều đình phong kiến đối với việc làm lịch cũng như quan tâm đến các hiện tượng thời tiết, khí hậu, ngày giờ tốt, vấn đề thiên thời địa lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt hằng ngày của triều đình và nhân dân.

Lễ dựng cây nêu - một nghi thức không thể thiếu trong dịp Tết được thực hiện trang trọng tại không gian trước Đoan môn. Theo truyền thống, đích thân nhà vua hoặc một vị quan có phẩm hàm cao được giao nhiệm vụ tổ chức nghi lễ này. Trên ngọn cây nêu có một vòng tròn nhỏ được treo những chiếc khánh hay linh vật để khi gió thổi va đập vào nhau leng keng với ý nghĩa để trừ ma quỷ, mong được một mùa xuân tươi vui, cả năm an lành, mưa thuận gió hòa.

“Tống cựu nghinh tân“: Tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cung đình - ảnh 2
Lễ dựng cây nêu.

PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhận định: Việc tái hiện các nghi lễ truyền thống này không chỉ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể cung đình mà còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và đương đại, từ đó khích lệ sự quan tâm của du khách và các bạn trẻ đối với văn hóa truyền thống của dân tộc.

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam ông Jonathan Baker bày tỏ: UNESCO sẽ tiếp tục đồng hành cùng các cơ quan chức năng của Việt Nam trong công tác gìn giữ và phát huy giá trị của các di sản, đề cao vai trò của văn hoá trong các chiến lược phát triển bền vững. Hy vọng Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long sẽ tiếp tục phát huy các sáng kiến này để giáo dục về di sản, gắn liền di sản với người dân và giúp cho thế hệ trẻ thêm yêu mến và trân trọng các giá trị truyền thống.

“Tống cựu nghinh tân“: Tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cung đình - ảnh 3
Lễ ban lịch.

Được biết, tại đây sẽ diễn ra chuỗi hoạt động Tết từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc. Điểm nhấn là không gian trưng bày "Tết xưa - Tết thời bao cấp", tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước. Không gian trưng bày được chia thành ba khu vực: Gian hàng Mậu dịch quốc doanh, Gian hàng tranh - hoa - pháo Tết và Không gian thờ cúng. Đặc biệt, nghi lễ Khai xuân sẽ được tổ chức vào ngày Mùng 9 tháng Giêng với nghi thức dâng hương trang trọng, hướng về cội nguồn, tri ân công đức các bậc tiền đế và tôn vinh giá trị truyền thống của Thăng Long - Hà Nội.

Trong dịp Tết Nguyên đán, du khách còn có cơ hội thưởng thức các chương trình múa rối nước đặc sắc vào các ngày mùng 2, mùng 3, mùng 4 và mùng 5 Tết. Chương trình Tết Việt 2025 không chỉ là dịp để người dân và du khách tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc mà còn là cơ hội để các thế hệ hôm nay được trải nghiệm, cảm nhận không khí Tết cổ truyền trong không gian di sản nghìn năm của Hoàng thành Thăng Long.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Quận Tây Hồ triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025: Bước đột phá trong chuyển đổi số thư viện

Quận Tây Hồ triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025: Bước đột phá trong chuyển đổi số thư viện

(PNTĐ) - Ngày 22/1, tại trụ sở UBND quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao quận đã tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025. Sự kiện không chỉ mang lại không gian văn hóa độc đáo, mà còn mở ra một kỷ nguyên mới cho văn hóa đọc với những tiện ích vượt trội từ chuyển đổi số; đồng thời khẳng định nỗ lực và sự đổi mới không ngừng trong ứng dụng công nghệ của quận Tây Hồ.
Anh Thơ và Lê Anh Dũng hát “Biển trời quê hương” của Ngọc Lê Ninh chào Xuân Ất Tỵ

Anh Thơ và Lê Anh Dũng hát “Biển trời quê hương” của Ngọc Lê Ninh chào Xuân Ất Tỵ

(PNTĐ) - Ít ai biết, ca khúc “Biển trời quê hương” là sáng tác đã được Tiến sỹ, thi sỹ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh ấp ủ đã 30 năm, kể từ khi anh vừa bước chân vào trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội. Đây là ca khúc Ngọc Lê Ninh  viết tặng quê hương Thanh Hóa của mình, và mời hai nghệ sĩ xứ Thanh là Anh Thơ và Lê Anh Dũng thể hiện. Họ đã đồng điệu và hòa điệu để có một nhạc phẩm đầy xúc cảm, tha thiết tình yêu quê nhà trước thềm xuân Ất Tỵ.
“Nét Việt Nam” - Hành trình Gen Z gìn giữ và lan tỏa văn hóa dân tộc

“Nét Việt Nam” - Hành trình Gen Z gìn giữ và lan tỏa văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 22/1, dự án “Nét Việt Nam - Hành trình Gen Z về làng” của CTCP Bumblebee Agency chính thức ra mắt, đánh dấu một bước đi quan trọng trong nỗ lực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Với cách tiếp cận sáng tạo từ thế hệ trẻ, dự án không chỉ tái hiện di sản mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tạo cầu nối giữa truyền thống và hiện đại.