Triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 114/NQ-CP về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 162/2024/QH15 ngày 27/11/2024 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Nghị quyết đặt ra yêu cầu phải là bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 162/2024/QH15 để xây dựng giải pháp, cơ chế quản lý, điều hành Chương trình; bảo đảm việc thực hiện Nghị quyết nghiêm túc, hiệu quả, chất lượng và đúng mục tiêu của Chương trình đã được Quốc hội thông qua.

Nghị quyết nêu rõ 5 nhóm nội dung thực hiện gồm: Tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, các ngành và Nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nội dung, nhiệm vụ nêu tại Nghị quyết số 162/2024/QH15 của Quốc hội theo đúng quy định. Rà soát, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, điều hành và hướng dẫn thực hiện Chương trình. Tổ chức phê duyệt, triển khai thực hiện Chương trình theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và quy định pháp luật hiện hành có liên quan. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở các cấp, các ngành trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình bảo đảm đúng mục tiêu, nhiệm vụ đã được phê duyệt.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động, tích cực triển khai Nghị quyết này theo nhiệm vụ được phân công, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

Triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa - ảnh 1
Ảnh minh họa.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì Chương trình chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan: Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình; Quyết định phê duyệt Chương trình; ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách trung ương thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật; ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về phát triển văn hóa toàn diện các cấp bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng, miền, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tổ chức chính quyền địa phương.

Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, kiện toàn hoặc thành lập mới Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia để chỉ đạo thực hiện Chương trình.

Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Nội vụ, Công Thương, Y tế, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Môi trường, Khoa học và Công nghệ được giao nhiệm vụ cụ thể thuộc Chương trình, căn cứ chức năng quản lý, nhiệm vụ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình; xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, quy định tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình; Bộ tiêu chí quốc gia về phát triển văn hóa toàn diện các cấp giai đoạn 2025-2030; rà soát, xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình, kiến nghị, đề xuất các chính sách đặc thù (nếu có).

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa được thực hiện từ năm 2025 đến hết năm 2035 với tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2025-2030 tối thiểu là 122.250 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách trung ương 77.000 tỷ đồng chiếm 63% ( bao gồm vốn đầu tư phát triển 50.000 tỷ đồng và vốn sự nghiệp: 27.000 tỷ đồng); vốn ngân sách địa phương 30.250 tỷ đồng chiếm 24,6%; nguồn vốn khác dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng chiếm 12,4%.

Theo Báo Điện tử Chính phủ

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.