Triển lãm “Màu sắc và Hoa văn: Đường đến với nghệ thuật Iran”

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 51 năm thiết lập Quan hệ ngoại giao Iran - Việt Nam, đồng thời, với mong muốn giới thiệu nghệ thuật Iran đến công chúng Việt Nam, ngày 23-8, Đại sứ quán Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức triển lãm với chủ đề “Màu sắc và Hoa văn: Đường đến với nghệ thuật Iran”.

Triển lãm “Màu sắc và Hoa văn: Đường đến với nghệ thuật Iran” gồm 2 khu trưng bày. Khu trưng bày ảnh gồm các tác phẩm tranh ảnh về họa tiết sen tại quần thể Cung điện Persepolis và về tranh tiểu họa đương đại Iran của tác giả Mahmoud Farshchian.

Khu trưng bày thủ công mỹ nghệ giới thiệu khoảng 10 loại hình nghệ thuật của Iran bao gồm: Chạm khắc đồng, pháp lam hay nghệ thuật tráng men, dệt thảm, khảm Ba Tư, khảm đá ngọc lam trên đồng, in họa tiết trên vải, thêu đính đá, vẽ trang trí trên đồng, dệt vải thủ công… Ngoài ra, khách tham quan bảo tàng còn được trải nghiệm hoạt động biểu diễn thư pháp Ba Tư tại Bảo tàng Hà Nội trong lễ khai mạc.

 Triển lãm “Màu sắc và Hoa văn: Đường đến với nghệ thuật Iran” - ảnh 1
Cắt băng khánh thành Triển lãm

Với hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật truyền thống Iran (Ba Tư) phản ánh tâm hồn của một nền văn minh cổ đại. Các loại hình nghệ thuật truyền thống này không chỉ thể hiện sự khéo léo của các nghệ nhân Ba Tư mà còn kể những câu chuyện về di sản và sự phát triển của văn hóa Iran. 

Nghệ thuật truyền thống Iran đã có nhiều đóng góp vào sự phong phú của nghệ thuật và văn hóa thế giới với các loại hình nghệ thuật đặc sắc như: nghề dệt thảm, tranh tiểu họa Ba Tư, đồ gốm, kiến trúc, âm nhạc, thư pháp, men thủy tinh, khảm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ,… Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của nghệ thuật truyền thống Iran là sự kết hợp tinh tế giữa các hoa văn, họa tiết và màu sắc, qua đó tạo nên vẻ đẹp ấn tượng của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

 Triển lãm “Màu sắc và Hoa văn: Đường đến với nghệ thuật Iran” - ảnh 2
Đại biểu tham quan triển lãm

Phát biểu tại triển lãm, ngài Ali Akbar Nazari, Đại sứ nước Cộng hòa hồi giáo Iran cho biết, Iran có nền văn hóa lâu đời, đóng góp vào sự phong phú của nghệ thuật và văn hóa thế giới. Từ nghề dệt thảm đến tranh tiểu họa Ba Tư, đồ gốm đến kiến trúc, từ âm nhạc đến thư pháp, hàng thủ công mỹ nghệ…

Triển lãm được tổ chức với mục đích giới thiệu sự kết hợp hài hòa giữa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị và các bức ảnh thể hiện vẻ đẹp đặc biệt của nghệ thuật Iran. Du khách có thể trải nghiệm những điển hình nghệ thuật cổ đại của Iran và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của Iran vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay.

 Triển lãm “Màu sắc và Hoa văn: Đường đến với nghệ thuật Iran” - ảnh 3
Những sản phẩm tinh xảo của Iran trưng bày tại triển lãm

Ông Nguyễn Minh Vũ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao cho rằng, chia sẻ những giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết hiện tại và hướng tới tương lai là những cơ sở quan trọng để hai nước thiết lập mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt, xây dựng và phát triển quan hệ trong suốt 51 năm qua.  

“Những hoạt động trao đổi văn hóa, nghệ thuật giữa hai nước thời gian qua thể hiện tình cảm gắn bó giữa hai dân tộc chúng ta, cùng nhiều hoạt động thiết thực khác, là những viên gạch góp phần xây dựng nên nền móng vững chắc cho quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt giữa hai đất nước”, ông Nguyễn Minh Vũ nói.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

“Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội không chỉ là sự kiện văn hóa đặc sắc…”

“Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội không chỉ là sự kiện văn hóa đặc sắc…”

(PNTĐ) - Phát biểu tại lễ Khai mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Trưởng Ban Chỉ đạo Liên hoan Phim (LHP) Quốc tế Hà Nội lần thứ VII Tạ Quang Đông nhấn mạnh: “Có thể thấy, LHP quốc tế Hà Nội không chỉ là sự kiện văn hóa đặc sắc mà còn góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam, giúp điện ảnh Việt khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới và ghi dấu ấn trong hội nhập quốc tế".
Sự hoà quyện giữa truyền thống - văn hiến trong không gian sáng tạo đương đại tại Bảo tàng Hà Nội

Sự hoà quyện giữa truyền thống - văn hiến trong không gian sáng tạo đương đại tại Bảo tàng Hà Nội

(PNTĐ) - Nhân Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra chương trình Tọa đàm “Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại”. Tọa đàm có sự hiện diện của các chuyên gia, các nhà văn hóa, các nhà quản lý; chia sẻ về những nét độc đáo của văn hóa Hà Nội được thể hiện trong mạng lưới các không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội.
Khai mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024

Khai mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024

(PNTĐ) - Sáng 7/11, Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc và bước vào tranh tài tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức. Giải đấu do Báo Hànộimới, Liên đoàn Bóng bàn Hà Nội phối hợp tổ chức. Giải diễn ra từ ngày 7 - 10/11 với sự tham gia của 68 đơn vị, gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu.
Hà Nội tiêu biểu cho cả nước trong phát triển văn hóa

Hà Nội tiêu biểu cho cả nước trong phát triển văn hóa

(PNTĐ) -Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, song quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, Thủ đô đã ra sức phấn đấu, tạo sự chuyển biến tích cực với những kết quả nổi bật.
Sáng mai, khai mạc triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh”

Sáng mai, khai mạc triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh”

(PNTĐ) - Triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” sẽ chính thức khai mạc vào sáng 7/11, tại Hà Nội. Triển lãm nhằm hưởng ứng Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024 với khẩu hiệu “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”.