Từ 1/6: Xử phạt nặng các hành vi thiếu văn hóa nơi công cộng

Chia sẻ

Những hình ảnh xấu xí trong các đền chùa, lễ hội như: Ăn mặc “thiếu vải”, cài tiền vào tay Phật, ăn thịt động vật, đốt vàng mã quá mức, nói tục chửi thề khi lễ chùa… sẽ được điều chỉnh tiến tới loại trừ hoàn toàn khi Nghị định 38/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo có hiệu lực.

Cần thiết xây dựng hình anhr đẹp khi đi Lễ chùaCần thiết xây dựng hình anhr đẹp khi đi Lễ chùa

Nâng cao văn hóa ứng xử nơi công cộng

Có hiệu lực từ 1/6/2021, Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt với số tiền tối đa lên tới 500.000 đồng cho các hành vi thiếu văn hoá tại cơ sở thờ tự, lễ hội như thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định; nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh; không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích.

Nghị định 38/2021/NĐ-CP ra đời thay thế Nghị định 73/2010/NĐ-CP. Trước đó, Nghị định 73/2010/NĐ-CP, quy định hành vi không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000-100.000 đồng. Tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP, Điều 14 quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 - 500 nghìn đồng đối với một trong các hành vi: Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định; Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội; Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.

Ngoài ra, Nghị định còn quy định, phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định; Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích; Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.

Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng áp dụng với hành vi cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi hoặc kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8h -24h.

Nhận xét về tính khả thi của Nghị định này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho rằng, Nghị định 38/2021/NĐ-CP ra đời là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi mà văn hóa ứng xử trong lễ hội trong thời gian khá dài có những bất cập cần phải chấn chỉnh, thay đổi để chúng ta có một văn hóa lễ hội phù hợp hơn.

TS Bùi Hoài Sơn cũng chỉ ra một số vụ việc ăn mặc không có nội y, quá hở hang gần đây tại các di tích, đòi hỏi cần phải có chế tài cụ thể nhằm hạn chế triệt để các hành vi này.

Trước những nghi ngại về mức phạt từ 200.000 – 500.000 đồng có thực sự đủ sức răn đe, tránh được tình trạng “nộp phạt để vi phạm hay không”, TS Sơn nhận định mức phạt trên hiện nay là phù hợp, trong thực hiện nếu có bất cập thì tiếp tục điều chỉnh sao cho đủ sức răn đe, nhưng vẫn bảo đảm tính nhân văn của pháp luật.

Xây dựng ứng xử văn minh tại các cơ sở thờ tự

Mặc dù báo chí đã phản ảnh liên tục, các cơ sở thờ tự cũng nỗ lực hết sức để tuyên truyền, ra quy định… nhưng tại các cơ sở thờ tự vẫn diễn ra tình trạng cài tiền vào tay tượng Phật, Thánh. Đây là hình ảnh làm xấu đi văn hóa đi lễ của người Việt. Việc đến các nơi thờ tự là một sinh hoạt văn hóa tâm linh, nhu cầu của người dân Việt từ ngàn đời nay. Đặt lễ trên ban thờ hay còn gọi là “giọt dầu” là một tập quán nên được hiểu như là lòng biết ơn, sự tri ân với các bậc thánh thần, đồng thời cũng là sự đóng góp tiền nhang đèn, tu bổ, bảo trì… cơ sở thờ tự hơn là việc xin cho. Thực tế không thể có việc cho, ban phát đối với người đặt lễ, vì ngay đạo Phật cũng hướng con người ta phải “tự thắp đuốc mà đi” chứ không phải trông chờ vào sự may rủi, sự ban phát của một đấng tối cao nào. Vì vậy, việc cần có các chế tài xử phạt những hành vi còn yếu kém, sai lệch nhằm xây dựng ứng xử văn minh nơi cơ sở thờ tự, lễ hội, di tích là việc làm cần thiết.

Trả lời phóng viên về những giải pháp hạn chế những hành vi xấu trong các lễ hội, TS. Lê Xuân Kiêu và TS Bùi Hoài Sơn cùng chung một quan điểm cho rằng là người làm công tác văn hóa cần thiết phải xây dựng văn minh đi lễ hội, đến với các di tích. Để làm được điều đó, trước hết mỗi người cần phải thực hiện tốt việc làm gương cho những người khác, cho thế hệ sau. Di tích, lễ hội là những giá trị văn hóa vô cùng quý giá của dân tộc, được kết tinh qua hàng ngàn năm lịch sử, là tài sản cha ông trao truyền cho mỗi chúng ta và cả dân tộc. Chính vì thế, ứng xử văn minh là cách chúng ta tôn trọng truyền thống và tôn trọng chính bản thân mình.

ĐỖ HỮU 

Tin cùng chuyên mục

Cầu đi bộ Trần Nhật Duật bất ngờ biến thành công trình nghệ thuật hấp dẫn

Cầu đi bộ Trần Nhật Duật bất ngờ biến thành công trình nghệ thuật hấp dẫn

(PNTĐ) - Tối qua, 23/4 công trình nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã chính thức khánh thành, tạo thêm một điểm tham quan, checkin mới cho người dân và du khách. Đây là công trình chào mừng ngày kỷ niệm Chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5.
Nữ GenZ với mong muốn mang tài năng của mình giúp ích cho cuộc đời

Nữ GenZ với mong muốn mang tài năng của mình giúp ích cho cuộc đời

(PNTĐ) - Lọt vào top 25 Hoa hậu Thế giới Việt Nam và là Hoa hậu tuổi teen châu Á năm 2019, nhưng Phan Anh Thư không bước chân vào làng giải trí mà theo đuổi con đường hội họa, trở thành họa sĩ trẻ. Cô từng chia sẻ: "Tôi nghĩ mình có nhiều con đường để đạt được mục đích sau cùng. Tuy nhiên con đường tôi cảm thấy tốt nhất, hạnh phúc nhất là vẽ tranh, làm việc góp sức cho cộng đồng".