Từ ngày 8/10 sẽ diễn ra Trưng bày chuyên đề “Bàng ơi!” tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức Trưng bày chuyên đề “Bàng ơi!”. Trưng bày diễn ra từ ngày 8/10 đến ngày 31/12/2024.

Trưng bày giới thiệu câu chuyện về những cây bàng trong Nhà tù Hỏa Lò, bàng nơi đảo xa và bàng trong thơ ca, hội họa… Trưng bày cũng là lời tri ân, tưởng nhớ công lao, sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp bắt, giam tại Nhà tù Hỏa Lò.

Từ ngày 8/10 sẽ diễn ra Trưng bày chuyên đề “Bàng ơi!” tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò - ảnh 1
Trưng bày mang thông điệp giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng.

Trưng bày giới thiệu 2 nội dung: “Những cây bàng trong Nhà tù Hỏa Lò” và “Bàng ơi!”

Ở nội dung “Những cây bàng trong Nhà tù Hỏa Lò”, giới thiệu “Cây bàng hiệp sĩ”, theo thời gian, bàng lớn lên, gắn bó thân thiết và hữu ích với nhiều thế hệ tù chính trị Hỏa Lò. Bên cạnh đó, giới tiệu sản phẩm đặc trưng từ bàng chỉ riêng có tại Di tích Hỏa Lò, mang thông điệp giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng, giàu tính nhân văn. 

Đến với phần II, "Bàng ơi!", công chúng sẽ được biết thêm những câu chuyện cây bàng ở đảo xa và trong những câu hát, vần thơ. Khác với bàng trong đất liền, những cây bàng mọc nơi biển đảo có lá màu thẫm, gốc rộng, vỏ xù xì và gân guốc hơn.

Từ ngày 8/10 sẽ diễn ra Trưng bày chuyên đề “Bàng ơi!” tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò - ảnh 2
Trưng bày giới thiệu câu chuyện về những cây bàng trong Nhà tù Hỏa Lò.

Trưng bày còn giới thiệu những sự thật thú vị về bàng, như: Mầm bàng xoắn ốc, công dụng chữa bệnh của bàng, cây bàng có tuổi thọ lớn nhất tại Việt Nam (năm 2020)… Tất cả, tạo nên một không gian trải nghiệm về sự sống động của bàng.

Trưng bày được thiết kế theo bảng màu chủ đạo với sắc xanh - vàng, lấy cảm hứng từ những gam màu của lá bàng. Pano Trưng bày được thiết kế sáng tạo bằng những hình tròn với phần giao thoa tạo thành hình chiếc lá. Điểm nhấn trong Trưng bày là những cây bàng được minh họa theo sắc bàng bốn mùa trong năm: Mùa xuân mơn mởn, mùa hè xanh mát, mùa thu ngả vàng, mùa đông chuyển đỏ. Ngoài ra, khu vực khối chữ “Bàng ơi!” với kích thước nổi bật, màu sắc đan xen, sẽ là điểm chụp ảnh thú vị. Trong Trưng bày còn có không gian mô tả cây bàng 3D, nơi giới thiệu các sản phẩm lưu niệm về bàng tại Hoả Lò, tạo nên một điểm nhấn thu hút khách tham quan.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.