Văn Miếu-Quốc Tử Giám: Nhiều giải pháp kết nối giới trẻ với di sản

Chia sẻ

Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám sẽ có nhiều hoạt động hướng tới giới trẻ trong thời kỳ bình thường mới nhằm giúp thế hệ trẻ nâng cao hiểu biết về giá trị cốt lõi của di sản.

Nhằm hướng tới mục tiêu phục hồi và phát triển trong thời kỳ bình thường mới, Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám sẽ có sự thay đổi cả về hình ảnh cũng như cách thức hoạt động và cách tiếp cận công chúng nhằm phát huy và nâng cao những giá trị đặc biệt của khu di sản.

Đó là nội dung dự án Không gian Văn hóa Quốc Tử Giám do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám phối hợp với tổ chức văn hóa-giáo dục phi lợi nhuận Gavisto Diplomat và các đơn vị liên quan thực hiện.

Theo đó, trang Fanpage và Instagram Không gian văn hóa Quốc Tử Giám đã được lập ra nhằm quảng bá cho các sự kiện cũng như cung cấp các thông tin về lịch sử Việt Nam thời kỳ trung đại tới người đọc một cách có hệ thống, dễ hiểu, gần gũi và thú vị nhất.

Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám sẽ có hướng tiếp cận mới trong giai đoạn hậu giãn cách. (Ảnh: vanmieu.gov.vn)Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám sẽ có hướng tiếp cận mới trong giai đoạn hậu giãn cách. (Ảnh: vanmieu.gov.vn)

Tiến sỹ Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám khẳng định sẽ đổi mới hình ảnh của Văn Miếu-Quốc Tử Giám, để di tích không chỉ còn là nơi để du khách đến tham quan, dâng hương đơn thuần mà sẽ trở thành địa điểm diễn ra nhiều hoạt động lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, là nơi trưng bày các sản phẩm sáng tạo, truyền cảm hứng cho sự sáng tạo. Ông cũng tiết lộ, Trung tâm đã chuẩn bị nhiều phương án về nhân lực và vật lực, trong đó chú trọng vào phát triển công nghệ nhằm quảng bá, phát huy giá trị di tích cũng như xây dựng các sản phẩm du lịch, các hoạt động để phục vụ khách tham quan ngay trong giai đoạn hậu giãn cách.

Đồng quan điểm, Ông Trương Quốc Toàn, cố vấn hoạt động phát huy giá trị du lịch của Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho rằng, thay vì phục vụ mang tính đại chúng cho đoàn 40-50 người thì cần đưa ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhiều nhu cầu, trình độ khác nhau nhằm hướng tới tăng tính trải nghiệm.

Theo ông Toàn: "Làm di tích phải có tư duy mới nhằm “phá bỏ tường rào” trong không gian số, chủ động đưa giá trị di sản đến với người xem chứ không chờ người xem tìm đến. Chúng ta phải làm sao để khách đến 1 lần rồi mong muốn được quay trở lại nhiều lần nữa".

Văn Miếu đang có sự đổi thay về cách thức hoạt động, nhận diện hình ảnh để phù hợp hơn với người trẻ. (Ảnh: Gavisto Diplomat).Văn Miếu đang có sự đổi thay về cách thức hoạt động, nhận diện hình ảnh để phù hợp hơn với người trẻ. (Ảnh: Gavisto Diplomat).

Gần nhất là chương trình mạn đàm “Đạo học trong Không gian Văn hóa Quốc Tử Giám” dự kiến sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào đầu tháng 10.

Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu chia sẻ về nền giáo dục Việt Nam thời trung đại cũng như sứ mệnh của Quốc Tử Giám trong việc truyền tải và giữ gìn các giá trị trên. Bên cạnh đó, nhiều chương trình thảo luận về lịch sử, văn hóa Việt cũng đã được lên kế hoạch tổ chức.

Bà Hoàng Đoan Trang, đại diện Gavisto Diplomat cho biết, dự án hướng tới kết nối những người trẻ đến với không gian di sản thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật gần gũi, thú vị, giúp các bạn trẻ khơi dậy tình yêu với lịch sử, văn hóa của đất nước. Để rồi từ đó cùng chung tay bảo tồn, kế thừa những giá trị đáng quý của di sản.

Bên cạnh đó, dự án còn tái hiện lại các hoạt động giảng dạy và học tập tại không gian Quốc Tử Giám, giúp đưa di tích trở thành một không gian sinh hoạt văn hóa gần gũi, sống động và bổ ích với mọi đối tượng, đặc biệt là các bạn trẻ.

“Văn Miếu không chỉ là nơi các sỹ tử cầu đỗ đạt, du khách tới tham quan mà nơi đây còn có Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam, là nơi đào tạo anh tài của đất nước. Bởi vậy, dự án mong muốn hình ảnh của di tích trở nên gần gũi hơn với đời sống và văn hóa của con người hiện đại,” bà chia sẻ.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.