Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Lê Thiết Cương - họa sĩ, nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời ở tuổi 63 sau thời gian mắc trọng bệnh. Tin từ gia đình cho biết, họa sĩ qua đời vào 18h55 tối 17/7 tại nhà riêng. Tin buồn khiến nhiều người bất ngờ bởi cách đây chưa lâu, họa sĩ còn có buổi giao lưu ra mắt cuốn sách mới của ông mang tên Trò chuyện với hội họa.

Đại diện gia đình cho biết trước khi mất một tuần, họa sĩ Lê Thiết Cương nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Ca sĩ Ngọc Châm chia sẻ, trưa 17/7 cô đến thăm họa sĩ thì ông đã ở trong tình trạng hôn mê. Tuy nhiên, chỉ ngay trong buổi chiều tin ông vội ra đi khiến cô không khỏi bàng hoàng, thương xót.

Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương  - ảnh 1
Họa sĩ Lê Thiết Cương 

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều, người bạn thân lâu năm của họa sĩ Lê Thiết Cương viết trên trang cá nhân về những giây phút cuối cùng của họa sĩ Lê Thiết Cương.

“Khi mấy anh em chúng tôi vào bệnh viện với Lê Thiết Cương. Cương nói : "Cầm tay tôi đi". Cầm tay Cương và biết là lần cầm tay bạn cuối cùng. Các bác sỹ biết không thể làm gì hơn nữa cho Cương, khuyên gia đình cho Cương về. Nhưng Cương muốn ở lại với hy vọng mong manh là các bác sỹ có thể phẫu thuật khi sức khỏe khá lên. Cương vẫn quyết tâm chống lại thần chết, Cương không chịu khuất phục đúng như con người Cương trong mọi thăng trầm mà Cương đã đi qua.

Năm nay Cương mới 63 tuổi. Với tuổi ấy, Cương chỉ mới đi một đoạn đường ngắn trên cuộc đời. Nhưng chiều qua Cương đòi về nhà. Cương nói "về với mẹ". Khi về đến nhà, Cương mở to mắt nhìn quanh một thoáng rồi khép mắt chìm vào hôn mê. Cuối cùng Cương đã được về nhà, nơi Cương đã sống những tháng năm đẹp nhất, sáng tạo nhất, hạnh phúc nhất và cũng đau đớn nhất, nơi những người bạn chân thành nhất đã bên anh, nơi Cương bày con người anh ra mà không hề che giấu: Thông thái, tài hoa, mê đắm, kiêu ngạo, nhân ái, điên rồ, yếu đuối…

Cho dù đoạn đường đời Cương đi chưa phải dài, nhưng Cương đã đi một cách trọn vẹn đoạn đường ấy: sống đúng con người Cương ở nhiều nghĩa và không sợ hãi. Người bị bệnh ung thư thường tỉnh táo đến giây phút cuối cùng. Khi nhìn Cương tôi biết thời gian của Cương không còn nhiều nữa. Trong đôi mắt Cương nhìn bạn bè, tôi nhận ra ánh sáng của sự sống đang dần tắt nhưng tôi không nhìn thấy bất cứ một tia sợ hãi nào trong đó.

Chiều nay đến nhìn Cương nằm đúng nơi Cương vẫn ngồi với bạn bè trong những năm tháng qua. Và chiều tối nay, Cương đã trút hơi thở cuối cùng ra đi trong chính ngôi nhà của mình bện cạnh người mẹ, các con và bạn bè”.

Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương  - ảnh 2
Họa sĩ Lê Thiết Cương trong buổi ra mắt sách "Trò chuyện với hội họa" hồi tháng 6/2025

Họa sĩ Lê Thiết Cương sinh năm 1962 tại Hà Nội. Ông học hội họa từ nhỏ nhưng lớn lên tham gia quân ngũ. Sau khi rời quân ngũ, từ 1985, ông theo học thiết kế mỹ thuật tại Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Ra trường năm 1990, đúng vào thời kỳ hội họa Việt Nam hoạt động sôi nổi sau Đổi mới, cùng với một thế hệ nghệ sĩ đầy sáng tạo mới mẻ, Lê Thiết Cương cũng sớm tìm được con đường riêng cho mình và thành danh với nó. Đó là hội họa tối giản.

Gia đình họa sĩ Lê Thiết Cương chia sẻ, ông bị ung thư hiếm gặp nhiều năm nay và kiên trì chữa trị, luôn kiên cường chiến đấu với bệnh đến phút cuối. Thời gian qua, bạn bè, đồng nghiệp, công chúng đều bày tỏ sự ngưỡng mộ khi mặc dù phải chiến đấu với bệnh tật nhưng họa sĩ đã không ngừng làm việc và cống hiến. Tháng 6 vừa rồi, ông ra mắt cuốn phê bình “Trò chuyện với hội họa”, gồm 70 bài viết về các tác giả, tác phẩm mỹ thuật, điêu khắc, gốm, được in rải rác trên báo, tạp chí từ năm 2000. Sách như bức chân dung thu nhỏ về lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam, là nơi Lê Thiết Cương trò chuyện với các họa sĩ ở quá khứ và hiện tại, cũng như đối thoại với bản thân.

Lê Thiết Cương được biết đến là họa sĩ đa tài. Ngoài mỹ thuật, ông thành danh trên nhiều lĩnh vực như nhiếp ảnh, điêu khắc, kiến trúc, thiết kế, viết sách. Ông tham gia nhiều triển lãm trong và ngoài nước, làm giám tuyển của nhiều sự kiện, có tác phẩm thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Singapore.

Trong sự nghiệp hội họa của mình, Lê Thiết Cương đã tổ chức 26 triển lãm cá nhân trong nước và nước ngoài từ năm 1991 cùng nhiều triển lãm nhóm.

Ông có các phẩm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Singapore (SAM), Bảo tàng Royal de Mariemont (Vương quốc Bỉ) và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Ông từng đoạt 2 giải thưởng Good Design Award (Nhật Bản) trong các năm 2003 - 2004, 2005 - 2006.

Lê Thiết Cương viết nhiều cuốn sách được đánh giá cao như: Lê Thiết Cương Thấy (Nhà xuất bản Trẻ, 2017), Nơi chốn đi và về - in cùng Trần Tiến Dũng (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2017), Nhà và người (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2024), Trò chuyện với hội họa (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2025)…

Trong sự nghiệp, họa sĩ Lê Thiết Cương cũng từng thiết kế sách, bìa sách cho nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Bích Thúy... Những năm qua ông còn “lấn sân” sang mảng thiết kế sân khấu cho các chương trình nghệ thuật và cũng nhận được nhiều lời khen về lối thiết kế sân khấu đậm màu sắc hội họa, tinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Sao mai Thu Hằng nhiều lần muốn rơi nước mắt khi  hát tại tri ân Nghĩa trang Đường 9 Quảng Trị

Sao mai Thu Hằng nhiều lần muốn rơi nước mắt khi hát tại tri ân Nghĩa trang Đường 9 Quảng Trị

(PNTĐ) - Nữ nghệ sĩ nói về cảm xúc khi hát tri ân Anh hùng, Liệt sĩ tại Nghĩa trang Đường 9 (Quảng Trị): "Cảm giác đứng giữa nơi đây hát luôn rất đặc biệt, khó diễn tả. Tôi thấy mình không phải hát cho những khán giả đang ngồi dưới khán đài, mà là đang hát cho gần 11.000 anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ tại đây. Rất nhiều khi khóe mắt muốn cay, lồng ngực như nghẹn lại".
Vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc

Vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc

(PNTĐ) - Trong không khí hào hùng của tháng Tám lịch sử - mùa Thu Cách mạng, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Sức hút từ những gameshow “sao về quê”

Sức hút từ những gameshow “sao về quê”

(PNTĐ) - Gia đình Haha, Sao nhập ngũ, 2 ngày 1 đêm… loạt gameshow đưa nghệ sĩ về trải nghiệm đời sống thường nhật ở thôn quê đang trở thành món ăn tinh thần được khán giả đón nhận mạnh mẽ. Không phải mô hình mới nhưng vẫn trở thành xu hướng, vì sao “sao về quê” lại gây nghiện?
 Văn hóa, du lịch, thể thao 6 tháng đầu năm: Nhiều điểm sáng, chuyển biến tích cực

Văn hóa, du lịch, thể thao 6 tháng đầu năm: Nhiều điểm sáng, chuyển biến tích cực

(PNTĐ) - Sáng 17/7, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại trụ sở Bộ VHTTDL và trực tuyến tới 34 điểm cầu tại 34 tỉnh, thành trên cả nước.
“Bút sắc, lòng son” – Trưng bày xúc động về ý chí người chiến sĩ cách mạng trong ngục tù Hỏa Lò

“Bút sắc, lòng son” – Trưng bày xúc động về ý chí người chiến sĩ cách mạng trong ngục tù Hỏa Lò

(PNTĐ) - Sáng 16/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Bút sắc, lòng son” nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), hướng tới chào mừng 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2025),