Vòng loại U23 châu Á 2026 diễn ra từ 1-9/9

PHẠM CÔNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) đã chính thức công bố Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia đăng cai tổ chức các bảng đấu tại Vòng loại U23 châu Á 2026.

Vòng loại U23 châu Á 2026 sẽ có sự tham gia của 44 đội tuyển, được chia thành 11 bảng đấu, mỗi bảng gồm 4 đội. Các trận đấu sẽ diễn ra theo thể thức vòng tròn một lượt tại mỗi địa điểm đăng cai, từ ngày 1/9 đến 9/9/2025. 11 đội đứng đầu mỗi bảng và 4 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ giành vé tham dự Vòng chung kết U23 châu Á 2026, cùng với chủ nhà Saudi Arabia - đội được đặc cách vào thẳng.

Bên cạnh bảng đấu của U23 Việt Nam được tổ chức trên sân nhà, 10 quốc gia khác cũng được trao quyền đăng cai gồm: Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Jordan, Kyrgyzstan, Myanmar, Qatar, Tajikistan, Thái Lan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Vòng loại U23 châu Á 2026 diễn ra từ 1-9/9 - ảnh 1
Đội tuyển U23 Việt Nam có nhiều lợi thế để giành vé dự vòng chung kết châu Á 2026 - Ảnh: VFF

Theo kế hoạch, lễ bốc thăm chia bảng sẽ diễn ra vào ngày 29-5 tới tại trụ sở AFC. Với thành tích lọt vào tứ kết giải U23 châu Á 2024, đội tuyển U23 Việt Nam được xếp vào nhóm hạt giống số 1, cùng với Nhật Bản, Uzbekistan, Iraq, Indonesia, Hàn Quốc, Qatar, Trung Quốc, Tajikistan và Kuwait, qua đó tạo thêm thuận lợi để hướng tới mục tiêu góp mặt tại Vòng chung kết U23 châu Á 2026.

Để chuẩn bị cho Vòng loại U23 châu Á 2026, đội tuyển U22 sẽ tiếp tục được VFF tạo điều kiện tập trung, tập huấn cùng thời điểm tập trung các đợt FIFA Days của đội tuyển quốc gia. Lần gần đây nhất, đội đã có dịp “thử lửa” rất chất lượng tại giải quốc tế U22 CFA Team China 2025, tổ chức hồi tháng 3 vừa qua với sự góp mặt của U23 Hàn Quốc, U23 Uzbekistan và U23 Trung Quốc.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.