Xử phạt vụ Đàm Vĩnh Hưng đeo huy hiệu lạ

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng) bị xử phạt 27,5 triệu đồng và cấm biểu diễn 9 tháng.

UBND TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định xử phạt hành chính ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng về việc đeo “huy hiệu lạ” trong live concert hồi tháng 5 vừa qua. Trước đó, hồi tháng 5, trên Facebook xuất hiện các hình ảnh ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mặc bộ trang phục có gắn huy hiệu “lạ”.

Bộ trang phục được ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng dùng khi biểu diễn tại liveshow “Ngày em thắp sao trời” tại TP Hồ Chí Minh ngày 4/5/2024 với khoảng 1.500 khán giả. Ngay sau đêm nhạc, nhiều người dùng mạng chia sẻ hình ảnh bộ trang phục lạ của nam ca sĩ và cho rằng, Đàm Vĩnh Hưng đã ăn mặc không phù hợp với lịch sử và thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Nhiều người nêu quan điểm, huy hiệu gắn trên áo của Đàm Vĩnh Hưng là mô phỏng huy chương Biệt công bội tinh thời Việt Nam Cộng Hoà và đánh giá, việc nam ca sĩ ăn mặc và cài phụ kiện như vậy là “nhạy cảm” trước cả ngàn khán giả.

Xử phạt vụ Đàm Vĩnh Hưng đeo huy hiệu lạ  - ảnh 1
Lực lượng chức năng TP.HCM xử phạt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng khi diện trang phục có huy hiệu lạ.

“Biệt công bội tinh” là một huy chương của chế độ Việt Nam Cộng hòa được phát hành từ những năm 1950 đến 1974. Trong đó, “Biệt công bội tinh” thường được trao tặng cho quân nhân nào có công với Việt Nam Cộng hòa. Biệt công bội tinh cũng được trao cho các thành viên của quân đội nước ngoài và thường xuyên được trao cho các thành viên của Quân đội Mỹ trong những năm tham chiến tại Việt Nam. Do đó, bộ trang phục gây xôn xao, hình ảnh và ý nghĩa chiếc “huy hiệu lạ” mà Đàm Vĩnh Hưng cài trên trang phục được thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn Facebook.

Theo quyết định xử phạt ngày 16/7 do bà Trần Thị Diệu Thuý, Phó Chủ tịch UBND TPHCM ký, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng (tên thật là Huỳnh Minh Hưng) bị phạt 27,5 triệu đồng. Cùng với đó, nam ca sĩ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động biểu diễn 9 tháng theo quy định tại điểm b, khoản 9, điều 11 nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ.

Quyết định xử phạt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nêu rõ, nam nghệ sĩ đã biểu diễn nghệ thuật sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi “trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc”. “Việc này tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội”, theo nội dung xử phạt. Thời hạn thực hiện hình thức xử phạt bổ sung áp dụng kể từ ngày nhận được quyết định này.

“Ông Huỳnh Minh Hưng phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này. Nếu quá thời hạn mà ông Huỳnh Minh Hưng không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành”, Quyết định của UBND TP Hồ Chí Minh khẳng định.

Trước đó, Sở Văn hoá, Thể thao TP Hồ Chí Minh đã mời các tổ chức, cá nhân liên quan gồm Công ty TNHH Tiếng Hát Việt, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và nhà thiết kế trao đổi và có biên bản ghi nhận các ý kiến phản hồi.

Sở đã nhắc nhở, đề nghị Công ty Tiếng Hát Việt, các cá nhân tham gia biểu diễn, sáng tạo nghệ thuật cần nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm, nhận thức chính trị; chú ý đến vấn đề trang phục, hình thức trình bày, tránh gây phản cảm và có tác động tiêu cực đến dư luận và xã hội trong thời gian tới.

Liên quan vụ việc, bản thân ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng đã 2 lần lên tiếng xin lỗi và hứa rút kinh nghiệm sau vụ việc.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.