Xuất bản sách “Đường lối văn hóa của Đảng trong chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam”

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Cuốn sách “Đường lối văn hóa của Đảng trong chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam” vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản và phát hành, góp phần làm rõ các chủ đề lớn về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn mới.

Xuất bản sách “Đường lối văn hóa của Đảng trong chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam” - ảnh 1
Bìa cuốn sách

Trên cơ sở những nội dung tổng hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và phát triển văn hóa, khái lược quá trình Đảng lãnh đạo phát triển văn hóa trong chiều dài cách mạng Việt Nam, các bài nghiên cứu của các chuyên gia, những định hướng phát triển văn hóa của một số bộ, ngành, địa phương, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.

Theo đó, những bài viết trong cuốn sách thể hiện chủ trương, trí tuệ của Đảng, các tầng lớp trí thức, các nhà quản lý trong tổng kết việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; việc xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và những phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045.

Từ những chủ trương của Đảng, những định hướng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm Đại hội XIII của Đảng về văn hóa, con người Việt Nam, ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại “Hội nghị Diên Hồng 2021” về văn hóa, cuốn sách “Đường lối văn hóa của Đảng trong chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam” góp phần làm rõ các chủ đề lớn về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn mới.

Nội dung cuốn sách gồm ba phần, tập trung vào 6 chủ đề lớn:

Một là, khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước…

Hai là, xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị quốc gia - dân tộc…

Ba là, phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại…

Bốn là, phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hóa là nhân dân; tôn trọng và bảo vệ sự biểu đạt đa dạng của văn hóa, của người dân, các dân tộc, các vùng miền…

Năm là, chú trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hóa, đạo đức; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực, để Đảng ta và hệ thống chính trị thật sự là đạo đức, văn minh, tiêu biểu cho lương tri và phẩm giá con người Việt Nam…

Sáu là, xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hóa thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Cuốn sách mang tới bạn đọc những quan điểm và tri thức về sự nghiệp phát triển văn hóa trong giai đoạn mới. Sách gồm 715 trang khổ 16X24cm, do nhóm tác giả Lê Mậu Lâm, Ngô Vương Anh (Báo Nhân Dân), Nguyễn Băng Nhi (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) biên soạn.

Đường lối văn hóa là vấn đề rộng, có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực của đời sống xã hội, diễn tiến sinh động cùng sự phát triển của đất nước, luôn cần sự nghiên cứu, đúc kết để bổ sung, hoàn thiện. Nhiều nhận định, giải pháp, kiến nghị nêu trong cuốn sách có giá trị tham khảo tốt, nhưng vẫn cần tiếp tục được trao đổi, nghiên cứu thêm.

Để góp phần vào sự nghiệp chung, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế, tiếp tục tiếp thu, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tiến bộ phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).