Yêu Hội An hơn qua “Mùa đi trên những mái rêu”

Chia sẻ

“Nhè nhẹ rót vào tôi bản nhạc buổi ban mai hồng trên từng tia nắng…”, đó không chỉ là cách mà Hội An ngân lên những mối tơ vương lưu luyến trong lòng nhà văn Nguyễn Thị Anh Đào, mà đó còn là cách mà “Mùa đi trên những mái rêu” đi vào tâm trí và trái tim tôi bằng bàn chân nhẹ bước đầy thương nhớ…

Yêu Hội An hơn qua  “Mùa đi trên những mái rêu” - ảnh 1

Tôi tự hỏi, là bởi cái nét duyên thầm của Hội An, hay chính bởi lối viết tinh tế, dịu dàng đầy nữ tính của nhà văn đã khiến thương cảng ấy trở nên rung động hơn bao giờ hết, khiến cho du khách là tôi đây dù còn đang cầm cuốn sách trên tay đã nôn nao nhớ. Từng câu từng chữ, người đọc như cảm nhận được cái tình thẳm sâu và diệu vợi, một sự “thiên vị” được gói ghém kín đáo, mà e ấp. Độc giả hẳn sẽ thấy được sự trân quý, nâng niu và chắt chiu trong từng trang sách, từ cách nhà văn nhẹ nhàng đặt một lời mở, đến cách đặt tên từng chương, từng phần… Nào là “Mùa đi trên những mái rêu”, nào là “Tiếng thở hiền của hẻm”, rồi cả “Thương nhớ tò he”, “Thanh xuân đi qua phố”… khiến người ta phải chợt thốt lên như nhà văn Nguyễn Tuân từng viết về Hội An: “… một cái phố nằm bên sông Hoài. Chao ôi một thị xã Nhớ dựng lên sát một hải cảng Đợi (Cửa Đại), sao mà đất nước mình có những đại danh từ gợi cảm đến như vậy”. Hội An đã đẹp là thế, mà tiếng Việt lại thêm phần duyên dáng và như có hồn hơn.

Ấn tượng đầu tiên về Hội An độc giả có thể thấy ngay từ những trang văn đầu chính là góc phố hoa đủ sắc màu nở bung trên nền tường vàng nghệ đặc trưng, mà như tác giả viết “ngắm phố hoa mà cứ ngỡ đang ở bên trong một bức tranh ảo diệu”. Chắc chỉ vài ba câu chữ ấy cũng đủ để khiến việc sử dụng từ “đẹp” để miêu tả khung cảnh nơi đây trở nên tầm thường đến nhường nào. Tôi cũng đã từng đến Hội An, cũng đã đi dọc các vỉa hè đầy hoa trong cái nắng miền Trung, và cũng thấy bóng mình theo dấu chân. Ấy vậy mà chưa một lần nào tôi nghĩ cái bóng ấy lại lung linh, ý vị đến vậy, rằng: “Bóng nắng đuổi bắt bóng thanh xuân, lùa qua vai làn tóc gió, mang theo vị mặn của biển, của sông chan lẫn ngọt lành”.

Đọc đến câu chữ này, thật muốn huyễn hoặc bản thân rằng nhà văn đang miêu tả tôi chứ không phải một cái bóng nào khác. Cách liên tưởng ấy khiến ký ức về Hội An của tôi như vừa có thêm nét mới, một nét suy tư, một hạt mầm cảm xúc vừa mới nhú. “Bóng nắng đuổi bắt bóng thanh xuân”, dòng chữ ấy lặp lại trong đầu tôi, khiến dự cảm về thời gian trong tôi trở nên vừa rõ nét lại vừa mơ hồ, buộc tôi phải suy nghĩ về những điều đã làm, về những gì sắp tới… Làm sao để thanh xuân này không qua đi như một chiếc bóng nhạt nhoà…

Những trang văn của Nguyễn Thị Anh Đào cho tôi hiểu rằng, du lịch không chỉ đơn thuần là thắng cảnh, là vãn cảnh, mà còn phải hiểu về con người, tập quán, phong tục và văn hoá bản địa. Chính điều ấy mới thực sự làm nên linh hồn của bất kỳ mảnh đất nào. Bởi vậy, nhà văn đã ghi lại một cách đầy đủ và rõ nét những tri thức về con người phố Hội với những quan niệm về mọi vật phải có mắt để nhìn đời, nhìn lòng mình; về lịch sử in dấu trên từng ngôi nhà cổ tao nhã kiêu sa, những Hội quán với kiến trúc độc đáo được chọn lựa một cách kĩ lưỡng, tinh xảo từ chất liệu, đến kiểu dáng, vị trí…

Song hơn cả, tôi thích cách mà nhà văn dẫn lối đến tận cùng những vỉa tầng sâu nhất trong cái hồn Hội An: “Tiếng thở hiền của hẻm” hay người Hội An còn gọi là “kiệt”. Người ta thường thấy vẻ phồn hoa của thương cảng mà quên đi mất tiếng thủ thỉ chuyện đời, chuyện người phía sau mặt phố. Những hơi thở gánh gồng mưu sinh, những tiếng rao êm nhẹ của “chị bán chè giấu mặt dưới vành nón lá” thoáng qua rồi trả lại ngay cho hẻm sự tĩnh lặng… vài ba âm thanh quen thuộc ấy, xen lẫn mùi hương đặc trưng của hẻm, vừa bình dị như mùi bánh mùi khoai chín tơi, vừa diệu vợi như mùi trầm hương - đã làm nên chiều sâu và vẻ huyền bí, u nhã trong cái hồn Hội An.

Tôi từng trăn trở làm sao để lưu giữ vẻ đẹp ấy bằng chính đôi mắt, trí nhớ và tâm hồn của mình, chứ không phải bằng một cú bấm trên chiếc điện thoại thông minh hay cái máy ảnh đắt giá. Và đến khi đọc những trang viết này, tôi đã có câu trả lời cho mình. Chính là qua văn chương, qua cuốn sách “Mùa đi trên những mái rêu”.

ĐÀO MINH CHÂU

Lớp 11D4, THPT Trần Phú, Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Nhiều sách hay về Điện Biên Phủ

Nhiều sách hay về Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Chiến thắng Điện Biên Phủ là dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. 70 năm đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn luôn được nhắc nhớ tới thế hệ trẻ thông qua những ấn phẩm được xuất bản.
Khúc tráng ca xúc động “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”

Khúc tráng ca xúc động “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”

(PNTĐ) - Tối 2/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”. Chương trình đưa khán giả đi suốt dọc hành trình hơn 3.000 ngày trường chinh đánh giặc cho tới thắng lợi Điện Biên lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và ngày về Thủ đô trong khải hoàn chiến thắng.
Phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ”

Phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ”

(PNTĐ) - Nhân cuộc đua xe đạp "Về Điện Biên Phủ năm 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Ban Tổ chức đã phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ” nhằm lưu giữ và lan tỏa những khoảnh khắc đẹp của các vận động viên và người dân cổ vũ trên hành trình cuộc đua.
Chiếu miễn phí phim tài liệu về Điện Biên Phủ

Chiếu miễn phí phim tài liệu về Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Cục Điện ảnh, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ” trình chiếu miễn phí 6 bộ phim: Điện Biên Phủ, Hồi ức Điện Biên, Chuyện những người lính già, Đồng hành cùng lịch sử, Chia lửa cùng Điện Biên, Điện Biên Phủ niềm hy vọng.