Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống HIV/AIDS

Chia sẻ

"Trong 2 năm trở lại đây, dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, có những tác động to lớn đến mọi mặt của đời sống thế giới cũng như ở Việt Nam, trong đó bao gồm cả chương trình phòng, chống HIV/AIDS", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế cho biết.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế cho biết: Trong 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mặt kinh tế xã hội của Việt Nam; bao gồm cả công tác phòng, chống HIV/AIDS. Chúng ta phải dành rất nhiều nguồn lực, sự quan tâm để đối phó với dịch COVID-19 này, nhất là trong làn sóng COVIDI-19 lần thứ 4, nhiều tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Các biện pháp giãn cách xã hội cũng làm cho nhiều hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bị ảnh hưởng.

PGS.TS Phan Thị Thu HươngPGS.TS Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế

Việt Nam đã đặt mục tiêu Chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Do đó, để thực hiện mục tiêu này trong bối cảnh thế giới đã xác định phải sống chung lâu dài với dịch COVID-19, chúng ta cần thực hiện 4 điều.

Thứ nhất là sự cam kết chính trị mạnh mẽ từ Trung ương đến địa phương. Có thể nói, đến nay, hành lang pháp lý phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam đã khá đầy đủ. Vấn đề còn lại là phải giữ vững cam kết đó trong bối cảnh dịch COVID-19, tức là phải kiên định mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS cũng như cả Trung ương và địa phương cần tiếp tục quan tâm và đầu tư, chỉ đạo và hành động quyết liệt để biến các mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS thành hiện thực.

Thứ hai phải tăng cường năng lực cho mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS các tuyến. Đây là việc cần phải làm và làm liên tục vì vừa qua tổ chức hệ thống phòng, chống HIV/AIDS cũng đã có những thay đổi. Năng lực của mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ Trung ương đến địa phương.

Thứ ba là tăng cường đầu tư, có giải pháp tài chính bền vững cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Nguồn tài chính sẽ chủ yếu dựa vào tài chính trong nước như nguồn bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước. Vì thế, các địa phương cần khẩn trương phê duyệt Đề án bảo đảm tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS và bố trí nguồn ngân sách địa phương theo đề án đã được phê duyệt.

Cuối cùng là chúng ta cần triển khai rộng rãi các hoạt động chuyên môn. Đây chính là các dịch vụ mà các đối tượng đích được thụ hưởng và cũng là yếu tố quyết định bảo đảm chương trình phòng, chống HIV/AIDS thành công. Do đó, chúng ta cần đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống HIV/AIDS; cung cấp các dịch vụ dự phòng và can thiệp giảm tác hại cho các đối tượng có hành vi nguy cơ cao; cung cấp các dịch vụ điều trị và chăm sóc cho những người nhiễm HIV/AIDS. Việc mở rộng dịch vụ cần song song với nâng cao, bảo đảm chất lượng dịch vụ.

Hy vọng rằng chúng ta còn 9 năm để biến mục tiêu kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam thành hiện thực và thực hiện thành công các mục tiêu mà Chiến lược đã đề ra.

(Theo chinhphu.vn)

Tin cùng chuyên mục

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Vừa qua, các đơn vị thuộc Công an huyện Đông Anh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thuộc BCĐ 197 các xã, thị trấn đồng loạt tổ chức lễ ra quân đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn huyện trong đợt cao điểm bảo vệ Sea Games 31 tại trụ sở Công an huyện.
Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Sáng ngày 9/5/2022, Trung tướng Nguyễn Hải Trung- Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đã chủ trì Hội nghị trực tuyến và trực tiếp quán triệt Nghị quyết số 09 ngày 03/3/2022 của Đảng uỷ Công an Thành phố về xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy các cấp đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

Sáng 8/5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phối hợp với Bưu điện Việt Nam tổ chức “Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân - Truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình”. Lễ ra quân được tổ chức từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, huyện trên phạm vi cả nước.