Kịp thời trợ giúp người lang thang cơ nhỡ

Chia sẻ

Để đảm bảo an sinh xã hội, trợ giúp cấp bách, kịp thời một bộ phận người dân gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Hà Nội vừa ban hành văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị phối hợp với các địa phương rà soát các trường hợp lang thang xin ăn, bán hàng rong để có phương án trợ giúp phù hợp.

Những ngày cao điểm nắng nóng vừa qua, đến giờ tan tầm buổi chiều mà nhiệt độ vẫn ở mức 370C, mặt đường hầm hập hơi nóng. Len lỏi giữa những làn phương tiện dày đặc tại ngã tư Phạm Văn Bạch - Trung Kính - Dương Đình Nghệ (quận Cầu Giấy), một cháu gái tầm 10 tuổi nhỏ bé chìa mũ xin tiền người đi đường; chiếc khẩu trang y tế rộng hơn so với mặt bé nên sệ quá mũi, không đảm bảo phòng dịch trong trường hợp tiếp xúc gần. Người đi đường đều ái ngại cho hoàn cảnh đáng thương của bé gái, một vài người cho 5.000 đồng, 10.000 đồng kèm lời nhắc nhở: “Cháu kéo cao khẩu trang lên”.

Bác sỹ của Trung tâm Bảo trợ xã hội 1 đang khám sức khỏe cho người lang thangBác sỹ của Trung tâm Bảo trợ xã hội 1 đang khám sức khỏe cho người lang thang (Ảnh: H.L)

Tại khu vực Ngã Tư Sở, quận Thanh Xuân đến giờ tan tầm là ken đặc phương tiện. Chỉ chờ đèn đỏ, xe dừng lưu thông là có một cụ ông ngoài 70 tuổi, da đen sạm và gầy, chìa mũ lách qua các phương tiện để xin tiền.

Trước đây, người lang thang ăn xin thường đi cả ngày trên phố, giờ cao điểm thì xin ở các ngã tư, ngã năm; thời gian còn lại họ di chuyển đến các cửa hàng kinh doanh ăn uống có đông khách hàng; một số người bán kèm hàng xén (tăm xỉa răng, tăm bông, kẹo cao su, chun buộc tóc…). Từ cuối tháng 5 trở lại đây, các dịch vụ không thiết yếu tạm dừng hoạt động nên người ăn xin tập trung ở công viên, vườn hoa, chợ, ngã tư đường phố…

Theo Bà Dương Tuyết Nhung - Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐTB&XH Hà Nội) cho biết, mỗi năm, Hà Nội trợ giúp cho khoảng 600-800 lượt người lang thang ăn xin vào chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhất là từ khi có ca nhiễm trong cộng đồng, trước khi bàn giao người lang thang ăn xin về trung tâm bảo trợ xã hội, các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, sàng lọc đối với những người lang thang có biểu hiện nghi ngờ nhiễm Covid-19, điều tra dịch tễ để xác định xem họ liên quan đến các ổ dịch... Sau đó, khi tiếp nhận bàn giao, các trung tâm bảo trợ xã hội phải thực hiện cách ly ít nhất 14 ngày với những trường hợp mới tiếp nhận và có phương án phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả cho đối tượng sống tại trung tâm.

Theo đại diện chính quyền một số địa phương, đối với người lang thang, chính quyền sẽ phối hợp với lực lượng công an, đội trật tự lưu động xã hội (Trung tâm Bảo trợ xã hội I) để rà soát, phân loại người lang thang theo hướng: người nào có biểu hiện tâm thần sẽ được chuyển đến các cơ sở điều trị chuyên khoa; người nào sức khỏe yếu được Trung tâm cấp cứu 115 chuyển đến cơ sở y tế điều trị; người lang thang có địa chỉ nơi cư trú sẽ được vận động về nhà; trường hợp lang thang không nơi cư trú sẽ được đưa về các trung tâm bảo trợ xã hội sau khi đã đảm bảo các yêu cầu phòng dịch.

Ông Nguyễn Văn Hải - Đội trưởng Đội Trật tự xã hội lưu động (Trung tâm Bảo trợ xã hội I) cho biết thêm: Theo quy định, Trung tâm Bảo trợ xã hội I Hà Nội tiếp nhận người lang thang để chăm sóc tạm thời trong thời gian không quá 30 ngày. Hiện nay, Trung tâm đang nuôi dưỡng tạm thời 30 người lang thang nên để đảm bảo an toàn phòng dịch, người mới chuyển về Trung tâm ở khu vực cách ly đủ thời gian. Trong thời gian ở Trung tâm, họ được tư vấn tâm lý, xác minh địa chỉ để chuyển về gia đình. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã vận động 18 người lang thang trở về nơi cư trú, không vạ vật xin tiền ở các ngã tư đường phố. Với trường hợp đặc biệt hoặc không có nơi cư trú được chuyển đến Trung tâm Bảo trợ xã hội IV Hà Nội và một số đơn vị khác.

Bên cạnh đó, Sở LĐTB&XH cũng đã có văn bản đề nghị Công an thành phố tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em đi xin tiền; đồng thời đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường công tác giáo dục trong cộng đồng, chú trọng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm để người lang thang có thu nhập...

VIỆT BÁCH

Tin cùng chuyên mục

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Vừa qua, các đơn vị thuộc Công an huyện Đông Anh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thuộc BCĐ 197 các xã, thị trấn đồng loạt tổ chức lễ ra quân đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn huyện trong đợt cao điểm bảo vệ Sea Games 31 tại trụ sở Công an huyện.
Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Sáng ngày 9/5/2022, Trung tướng Nguyễn Hải Trung- Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đã chủ trì Hội nghị trực tuyến và trực tiếp quán triệt Nghị quyết số 09 ngày 03/3/2022 của Đảng uỷ Công an Thành phố về xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy các cấp đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

Sáng 8/5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phối hợp với Bưu điện Việt Nam tổ chức “Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân - Truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình”. Lễ ra quân được tổ chức từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, huyện trên phạm vi cả nước.