Mô hình khu công nghiệp sinh thái sẽ góp phần phát triển bền vững của quốc gia

Chia sẻ

“Nâng cao năng lực hiệu quả tài nguyên Sản xuất sạch hơn và Cộng sinh công nghiệp” là chủ đề Hội thảo trực tuyến do Ban Quản lý Dự án Khu công nghiệp (KCN) sinh thái, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) tổ chức nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm để đánh giá KCN sinh thái theo Khung khổ quốc tế.

Cộng sinh công nghiệp – Yếu tố quan trọng cho thành công của mô hình KCN sinh tháiCộng sinh công nghiệp – Yếu tố quan trọng cho thành công của mô hình KCN sinh thái

Hội thảo Tập huấn nâng cao năng lực hiệu quả tài nguyên Sản xuất sạch hơn và Cộng sinh công nghiệp (CSCN) được diễn ra với sự hỗ trợ của công ty hạ tầng phát triển khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Hiệp Phước, TP.HCM. Hội thảo là một phần trong hoạt động của Dự án "Triển khai Khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình Khu công nghiệp sinh thái toàn cầu” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) từ nguồn tài trợ của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) triển khai với mục đích đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ các khu công nghiệp tham gia Dự án để đem lại lợi ích môi trường, kinh tế cho doanh nghiệp thông qua hàng loạt các hoạt động đào tạo tập huấn tăng cường năng lực thực hành về hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP) và cộng sinh công nghiệp.

Tại Hội thảo, các chuyên gia UNIDO và Việt Nam đã chia sẻ nhiều kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá KCN sinh thái theo Khung khổ quốc tế, quản lý KCN sinh thái và các dịch vụ cho các doanh nghiệp trong KCN sinh thái; khái niệm, phương pháp và công cụ chính trong việc nhận diện và thực hiện các giải pháp Hiệu quả tài nguyên và Sản xuất sạch hơn; khái niệm, phương pháp và công cụ chính liên quan đến phát hiện và thực hiện cộng sinh công nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Truyền - Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Hội thảo trực tuyếnBà Nguyễn Thị Truyền - Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Hội thảo trực tuyến

Trình bày về phương pháp tiếp cận hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, bà Nguyễn Thị Truyền, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và Môi trường (NERC) cho rằng, sản xuất sạch hơn không ở đâu xa, len lỏi trong chính công việc hàng ngày của người công nhân. Nếu doanh nghiệp quyết tâm, quản lý tốt, hình thành đội sản xuất sạch hơn cùng sự tư vấn của các chuyên gia lành nghề, liên tục đào tạo hướng dẫn, thiết lập hệ thống giám sát dữ liệu, không ngừng cải tiến trong quá trình sản xuất và thực hiện giải pháp kỹ thuật… sẽ biến hoạt động này trở thành một cấu phần trong hoạt động sản xuất của mình thì RECP chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho doanh nghiệp.

Chuyên gia của VNCPC, ông Đinh Mạnh Thắng  nhìn nhận, Dự án đánh giá về khả năng chuyển đổi từ mô hình KCN thông thường sang KCN sinh thái nhằm phát hiện cơ hội CSCN thực hiện tại Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ cho thấy, có rất nhiều cơ hội cho mô hình CSCN và bản thân các doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến mô hình này. Tuy nhiên, vấn đề pháp lý hiện đang ảnh hưởng rất lớn đến phát triển KCN sinh thái và mô hình CSCN tại các KCN. Đơn cử như vấn đề nước thải, nước thải loại A thì luật không cho phép tự chuyển cho công ty khác mà phải qua khu trung tâm, sau đó mới quay ngược trở lại cho doanh nghiệp cộng sinh, thành ra đường nước vòng vèo và phát sinh chi phí lớn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, liên quan đến vấn đề phòng cháy chữa cháy, đây không phải là vấn đề KCN có thể giải quyết mà liên quan đến công an và bộ phận xử lý nước thải, nên cũng gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện những dự án cộng sinh.

Ông Đinh Mạnh Thắng: Cộng sinh công nghiệp – Yếu tố quan trọng cho thành công của mô hình KCN sinh tháiÔng Đinh Mạnh Thắng: Cộng sinh công nghiệp – Yếu tố quan trọng cho thành công của mô hình KCN sinh thái

Đại diện cho KCN đang tham gia thí điểm vào Dự án, ông Giang Ngọc Phương, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần KCN Hiệp Phước, TP. Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò cuả KCN sinh thái, đồng thời cho rằng phát triển KCN sinh thái là một xu hướng tất yếu, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cho xã hội và cộng đồng địa phương. Ông Phương nhấn mạnh, KCN Hiệp Phước nhận thấy, để chuyển đổi thành KCN sinh thái thì các doanh nghiệp trong KCN cũng phải là doanh nghiệp sinh thái.

Giới thiệu về KCN Hiệp Phước, theo ông Phương, KCN Hiệp Phước hiện nay đã phát triển giai đoạn 1 và giai đoạn 2 với diện tích gần 1000 ha, đến thời điểm hiện tại, đây là KCN có diện tích lớn nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí chiến lược với cơ sở hạ tầng đồng bộ, có một cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững và mong muốn ngày càng phát triển và hội nhập sâu hơn, đưa hàng hóa đến các thị trường trên thế giới.

Ông Phương nhấn mạnh: “KCN Hiệp Phước nhận thấy, để chuyển đổi thành KCN sinh thái thì các doanh nghiệp trong KCN cũng phải là doanh nghiệp sinh thái”. Đồng thời cho biết, KCN Hiệp Phước cũng như các doanh nghiệp KCN đã nhận thực rõ được lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường và những lợi ích khác.

"Bên cạnh trách nhiệm tham gia, KCN Hiệp Phước nhận thấy đây là một cơ hội để Công ty cùng tham gia chuyển đổi KCN sinh thái của mình. Công ty sẽ cử nhân sự tham gia, hoàn thành tốt trách nhiệm vào Dự án KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái; tạo điều kiện phối hợp với đơn vị tư vấn từ Chương trình để thực hiện công tác khảo sát, đánh giá tìm kiếm cơ hội sản xuất sạch hơn, cộng sinh công nghiệp trong các doanh nghiệp trong KCN; tạo điều kiện để các doanh nghiệp có tiềm năng cộng sinh công nghiệp có thể hợp tác với cơ chế WIN-WIN , giúp cho tất cả cộng đồng đều hướng đến doanh nghiệp sinh thái", ông Phương cho biết.

Chia sẻ về kế hoạch và những hoạt động hỗ trợ tiếp theo của Dự án, điều phối viên dự án, ông Alessandro cho biết, Dự án sẽ xây dựng và triển khai các can thiệp về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn của các KCN thí điểm trong Dự án, tiến hành đánh giá các hiệu suất, các công năng của KCN và xác định những cơ hội để có thể xây dựng các KCN sinh thái tại Việt Nam; tổ chức cho các Công ty tham gia vào các hội thảo chuyên sâu về RECP, tiến hành đánh giá, thảo luận về RECP. Về mặt cơ bản là “lắp ghép” vào Công ty để thảo luận RECP và cộng sinh công nghiệp. Từ đó xác định các can thiệp về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với các chi phí thấp. Tiếp theo là xây dựng và triển khai các can thiệp; có những hội thảo tập huấn nhằm xây dựng các phương án cộng sinh công nghiệp khác nhau.

"Dự án sẽ hỗ trợ hiệu quả cho các Ban Quản lý các KCN để thực hiện đáp ứng các tiêu chí của RECP. Sang năm 2022, Dự án sẽ triển khai và can thiệp RECP với sự hỗ trợ của các chuyên gia trong và ngoài nước sẽ tiến hành theo dõi các tác động của các can thiêp, cũng như những can thiệp đã thực hiện, sau đó xây dựng một kế hoạch khả thi cho RECP để triển khai thực hiện. Tất cả các hoạt động này phải được thực hiện với sự tham gia tích cực của các Công ty", ông Alessandro nhấn mạnh.

Để chuyển đổi thành KCN sinh thái, các doanh nghiệp cũng phải là doanh nghiệp sinh tháiĐể chuyển đổi thành KCN sinh thái, các doanh nghiệp cũng phải là doanh nghiệp sinh thái

Ông Alessandro cũng khẳng định, Dự án cam kết sẽ giúp các công ty hỗ trợ kỹ thuật (chuyển đổi phương thức sản xuất) và có các cơ hội được tiếp cận được với các nguồn tài chính, các quỹ tài chính xanh ở Việt Nam nhằm thực hiện các giải pháp này, góp phần mang lại cơ hội và lợi ích cho doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội.

Về mặt chính sách về KCN sinh thái, Dự án cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ hiệu quả trong việc triển khai xây dựng Nghị định 82 sửa đổi, xây dựng các quy định về RECP và cộng sinh công nghiệp, xây dựng các chỉ số của KCN sinh thái làm cơ sở đánh giá chất lượng hoạt động cuả các KCN (các thông tin này sẽ được thu thập vào một cơ sở dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

"Mặt khác, Dự án cũng sẽ đẩy mạnh công tác truyền thông cho các cơ quan liên quan, các tổ chức, hiệp hội, báo chí, truyền thông… bằng việc tổ chức các sự kiện (hội nghị, hội thảo, viết bài tuyên truyền…) nhằm nâng cao nhận thức hơn nữa về KCN sinh thái", Điều phối viên Dự án UNIDO cho biết thêm.

Ban tổ chức kỳ vọng, Hội thảo sẽ góp phần chuẩn bị cho kế hoạch nhân rộng mô hình KCN sinh thái trên cả nước, phát huy vai trò tích cực với chiến lược phát triển bền vững của quốc gia với các hỗ trợ về chính sách, công nghệ, tài chính, thông tin và cơ chế kết nối chặt chẽ giữa các bên liên quan.

P.V

Để chuyển đổi thành KCN sinh thái, các doanh nghiệp cũng phải là doanh nghiệp sinh thái

Tin cùng chuyên mục

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Vừa qua, các đơn vị thuộc Công an huyện Đông Anh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thuộc BCĐ 197 các xã, thị trấn đồng loạt tổ chức lễ ra quân đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn huyện trong đợt cao điểm bảo vệ Sea Games 31 tại trụ sở Công an huyện.
Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Sáng ngày 9/5/2022, Trung tướng Nguyễn Hải Trung- Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đã chủ trì Hội nghị trực tuyến và trực tiếp quán triệt Nghị quyết số 09 ngày 03/3/2022 của Đảng uỷ Công an Thành phố về xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy các cấp đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

Sáng 8/5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phối hợp với Bưu điện Việt Nam tổ chức “Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân - Truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình”. Lễ ra quân được tổ chức từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, huyện trên phạm vi cả nước.