2 bệnh nhân COVID-19 tử vong có bệnh lý nền nặng

Chia sẻ

Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 vừa thông báo 2 ca tử vong 65 và 66 là những bệnh nhân có bệnh lý nền nặng liên quan COVID-19.

Ca tử vong thứ 65 là BN4391, nam, 53 tuổi, địa chỉ: Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Tiền sử: U lympho không Hodgkin từ tháng 9/2020, đã điều trị hóa chất 9 đợt, cao huyết áp.

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc COVID-19 khi đang đang điều trị tại khoa Nội tạo huyết Bệnh viện K cơ sở Tân Triều và được chuyển tới BV Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Ảnh minh họa. Nguồn: IntẢnh minh họa. Nguồn: Int

Bệnh nhân được điều trị chống viêm, điều chỉnh rối loạn đông máu và kháng sinh, dinh dưỡng hỗ trợ. Tuy nhiên, tình trạng tổn thương phổi tiến triển tăng dần, bệnh nhân suy hô hấp phải tiến hành đặt ống nội khí quản thở máy ngày 31/5/2021.

Bệnh nhân được xử trí hồi sức tích cực: Thở máy theo chế độ bảo vệ phổi ARDS, kháng sinh, lọc máu hấp phụ cytokin, kháng sinh phổ rộng liều cao kết hợp thuốc kháng nấm, chống đông, chống viêm corticoid, dinh dưỡng hỗ trợ và chăm sóc toàn diện.

Quá trình điều trị tình trạng hô hấp cải thiện chậm, bệnh nhân đã được hội chẩn chuyên gia Bộ Y tế, ý kiến chuyên khoa Ung bướu, xác định tình trạng bệnh rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

Bệnh nhân tử vong hồi: 05 giờ 25 phút ngày 19/6.

Chẩn đoán tử vong: Sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi ARDS, COVID-19 trên bệnh nhân mắc U lympho không Hodgkin kháng trị, tăng huyết áp, suy thận.

Ca tử vong thứ 66 là BN6043, BN nam, 80 tuổi, địa chỉ: Ninh Xá, TP Bắc Ninh. Tiền sử: Tăng huyết áp nhiều năm, suy thận độ II và hen phế quản điều trị thường xuyên.

Ngày 21/5, bệnh nhân xuất hiện ho và sốt nhẹ. Ngày 25/4 được

chẩn đoán mắc COVID-19 và nhập viện BV Đa khoa tỉnh Bắc Ninh điều trị 1 ngày, sau đó được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Tình trạng tổn thương phổi tiến triển nhanh, bệnh nhân phải can thiệp đặt ống NKQ thở máy ngày 29/5.

Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực, thở máy, can thiệp VV-ECMO, lọc máu hấp thụ Cytokine, phối hợp kháng sinh phổ rộng, chống viêm, điều chỉnh rối loạn đông máu, thuốc vận mạch nâng huyết áp, dĩnh dưỡng hỗ trợ và chăm sóc toàn diện.

Tuy nhiên, do tuổi cao, sức yếu, mắc nhiều bệnh lý nền nặng, bệnh nhân không đáp ứng điều trị, suy đa tạng ngày một nặng. Bệnh nhân tử vong hồi 18 giờ 42 phút ngày 19/6.

Chẩn đoán tử vong: Suy đa tạng - viêm phổi ARDS do SARS-CoV-2 trên bệnh nhân suy thận, tăng huyết áp, suy tim, hen phế quản.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.