5 người Việt trưởng thành thì có 1 người mắc tăng huyết áp

Chia sẻ

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng Việt Nam hiện có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ năm người trưởng thành thì có một người mắc. Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu gây ra biến cố và tử vong do các bệnh tim mạch.

Cụ thể, tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận làm cho hàng trăm ngàn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm và các bệnh tim mạch này đang là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam, chiếm tới 31% tổng số ca tử vong toàn quốc. Số liệu cũng cho thấy trên thế giới đa số những người tử vong do bệnh dịch COVID-19 đều có bệnh nền như tăng huyết áp, bệnh tim mạch hoặc các bệnh mạn tính khác.

Người dân nên chủ động kiểm tra huyết áp để biết tình hình sức khỏe của bản thân.Người dân nên chủ động kiểm tra huyết áp để biết tình hình sức khỏe của bản thân. (Ảnh: internet)

Đặc biệt, trong 12 triệu người mắc tăng huyết áp ở cộng đồng thì có tới gần 60% chưa được phát hiện và trên 80% chưa được quản lý điều trị theo quy định. Vì vậy, hằng năm Bộ Y tế đều có hướng dẫn việc hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/ 5”, tổ chức chương trình toàn dân đo huyết áp và đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm dự phòng, phát hiện sớm tăng huyết áp và phòng, chống các bệnh tim mạch.

Để tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng trong dự phòng, phát hiện sớm tăng huyết áp và phòng, chống các bệnh tim mạch, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế chủ trì phối hợp với các địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai một số nội dung sau:

1. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng để dự phòng tăng huyết áp và các bệnh tim mạch, tập trung vào chủ đề phòng chống tác hại của thuốc lá và rượu bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực.

2. Tổ chức triển khai Chương trình “Truyền thông giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng, chống tăng huyết áp, bệnh tim mạch và các bệnh tật khác” trên phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh xã/phường và tại cộng đồng; lồng ghép truyền thông giảm muối trong các cuộc họp của cộng đồng và trong trường học; tư vấn các biện pháp giảm ăn muối cho người bệnh đang được quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường tại các cơ sở y tế.

3. Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động người dân thường xuyên đo kiểm tra huyết áp để phát hiện sớm tăng huyết áp, đặc biệt ở người trên 40 tuổi. Khuyến cáo tới mọi người dân: đo huyết áp thường xuyên là biện pháp đơn giản nhất và quan trọng nhất để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp.

4. Các cơ sở y tế liên quan, đặc biệt là trạm y tế xã, thực hiện kiểm tra huyết áp cho mọi người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn, lồng ghép việc kiểm tra huyết áp trong khám sức khỏe định kỳ và các hoạt động sàng lọc tại cộng đồng; khuyến khích các cơ sở y tế tư nhân tham gia đo huyết áp miễn phí cho người dân.

Chủ động phát hiện sớm, dự phòng cho người nguy cơ cao và quản lý điều trị cho người mắc tăng huyết áp và bệnh tim mạch, đồng thời tư vấn, hướng dẫn để người bệnh biết tuân thủ điều trị và chăm sóc tại nhà.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.