Bác sĩ cảnh báo và đưa ra hướng phòng 3 bệnh trẻ dễ mắc vào dịp Tết

MINH NHẬT
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo bác sĩ gia đình Nguyễn Văn Hùng - Bác sĩ chuyên khoa 1 Nhi khoa tai mũi họng, Tết là thời điểm giao mùa, virus, vi khuẩn gia tăng đặc tính lây nhiễm khiến trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh cúm, thủy đậu, ngộ độc thức ăn, cảm lạnh...

Theo bác sĩ gia đình Nguyễn Văn Hùng (khám và điều trị cho bệnh Nhi tại thị trấn Yên Mỹ, Hưng Yên), Tết là thời điểm các bé dễ bị ốm, nhất là những bé có sức đề kháng yếu khi phải di chuyển đường dài bằng máy bay, ô tô hoặc tàu…

Bên cạnh đó, lịch sinh hoạt của trẻ thường bị xáo trộn. Phụ huynh thường cho trẻ ăn uống không đúng giờ giấc, ăn vặt nhiều, ăn uống không đủ chất… Chưa kể, con thường xuyên thức khuya, vui chơi quá giờ đi ngủ… Đây cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng miễn dịch của trẻ.

Bác sĩ cảnh báo và đưa ra hướng phòng 3 bệnh trẻ dễ mắc vào dịp Tết - ảnh 1
Ảnh minh họa.

Dưới đây là 3 bệnh trẻ thường hay mắc dịp Tết, cha mẹ chú ý để phòng bệnh cho trẻ:

Rối loạn tiêu hóa 

Do ngày Tết mọi việc bận rộn nên ngay cả bữa ăn hàng ngày cũng qua loa. Nhiều gia đình tiện gì ăn đó cho đơn giản, ăn quá bữa, ăn các món chế biến sẵn, ăn lại thức ăn nấu vẫn còn thừa… nên trẻ rất dễ xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Trẻ có thể ăn nhiều thứ cùng lúc, ăn những thức ăn lạ, thức ăn bên ngoài không đảm bảo chất lượng, thức ăn bị nhiễm khuẩn. Ở mức độ nhẹ, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện tiêu chảy hoặc táo bón… Đây là tình trạng phổ biến thường gặp ở những ngày cận Tết và trong Tết.

Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường có biểu hiện như nôn và tiêu chảy. Ngoài ra, trẻ có thể bị khó chịu, ợ hơi, đầy bụng, quấy khóc… Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kiểm tra ngay xem trẻ có khát nước không, đi tiểu có như bình thường hay không, môi khô như thế nào, từ đó nhanh chóng bù nước cho trẻ. Cách bù nước tốt nhất là uống oresol, pha theo đúng tỉ lệ của nhà sản xuất hướng dẫn. Ngoài ra có thể cho trẻ uống nước dừa, nước trái cây.

Để phòng bệnh, cần để ý đến chế độ ăn hàng ngày, hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhiều chất béo, chất đạm, thức ăn để lâu ngày... Khi rối loạn tiêu hóa có kèm theo đau bụng thì đi khám bệnh càng sớm càng tốt để đề phòng mắc thêm các bệnh cấp tính khác như viêm ruột thừa hay lồng ruột...

Cảm lạnh 

Khi thời tiết trở lạnh vào xuân là thời điểm trẻ dễ bị cảm lạnh do virus ở mũi và họng (đường hô hấp trên). Nhiều loại virus có thể gây ra cảm lạnh, theo nghiên cứu có trên 100 chủng khác nhau, Rhinovirus là loại thường gây ra cảm lạnh nhất. Một số loại virus khác gây bệnh như: Enterovirus (Echovirus và Coxsackievirus), Coronavirus... Vì có rất nhiều loại virus gây cảm lạnh thông thường nên chúng ta có thể bị nhiều lần trong năm.

Ở trẻ em, nghẹt mũi là triệu chứng nổi bật của cảm lạnh, cũng có thể sổ mũi nước trong, vàng hoặc xanh. Trẻ có sốt, đây là triệu chứng phổ biến trong 3 ngày đầu của bệnh với nhiệt độ cao hơn 38 độ C.

Ngoài ra, triệu chứng khác bao gồm: Đau họng, ho, quấy khóc, khó ngủ và giảm sự thèm ăn. Niêm mạc mũi có thể đỏ và sưng, hạch bạch huyết ở cổ có thể hơi to.

Để phòng cảm lạnh cho trẻ, việc giữ ấm cho trẻ và vệ sinh sạch (rửa tay cho trẻ thường xuyên, không cho trẻ chơi đất bẩn…) sẽ có thể giúp ngăn ngừa nhiễm virus gây cảm lạnh. Ngoài ra, không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, khi dọn lau nhà cần sử dụng chất tẩy rửa ở các bề mặt (sàn, tay nắm cửa...) có thể giúp giảm lây truyền virus.

Bệnh cúm

Ngày Tết thời tiết lạnh hoặc có khi rét đậm khiến hệ miễn dịch của trẻ yếu hơn. Bên cạnh đó, trẻ thường được dẫn đến những nơi đông người, thăm thú các nơi nên dễ bị lây nhiễm cúm từ người lạ. Các siêu vi trùng cúm là tác nhân gây bệnh chính. Bệnh cúm khiến trẻ bị hắt hơi, sổ mũi, ho và sốt cao, cơ thể đau nhức, chán ăn, mệt mỏi.

Đảm bảo cho trẻ được ngủ nghỉ nhiều hơn, uống nhiều nước (không nên uống nhiều nước ngọt, nước có ga), lựa chọn thực đơn giàu dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng. Các mẹ hãy tránh cho bé ăn những thực phẩm nhiều dầu, thay vào đó là những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và có nhiều dinh dưỡng như trái cây, các loại súp… Đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu trẻ sốt cao và tình trạng cúm lâu khỏi.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.