Chăm sóc da tuổi dậy thì đúng cách

Chia sẻ

Bước vào tuổi dậy thì, trẻ có nhiều thay đổi về ngoại hình, thể chất và tâm lý. Do hormone trong cơ thể thay đổi, trẻ sẽ gặp nhiều vấn đề về làn da như: Tăng tiết dầu, mụn bọc, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn nang. Biết cách chăm sóc da đúng và phù hợp sẽ giúp trẻ có một làn da khỏe mạnh, giảm bớt nỗi lo về mụn trứng cá.

Nguyên nhân gây ra mụn là do các nang chân lông chứa các tuyến bã nhờn. Bình thường tuyến bã nhờn của chúng ta sẽ tiết ra một lượng vừa đủ để bôi trơn da và tóc.

Nhưng ở độ tuổi dậy thì, làn da của trẻ bắt đầu tiết nhiều dầu và bã nhờn do sự thay đổi hormone. Nếu không biết cách làm sạch và chăm sóc da, khi các tế bào chết từ lớp sừng nhiều lên sẽ khiến các lỗ chân lông bị tắc, gây viêm, sưng tấy và mẩn đỏ, hình thành mụn trứng cá ở vị trí mặt, lưng hoặc ngực với nhiều dạng khác nhau.

Ảnh minh họaẢnh minh họa (Ảnh: Int)

Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn, đóng kín và sưng đỏ phình ra ngoài gọi là mụn đầu trắng. Nếu lỗ chân lông tắc nghẽn nhưng vẫn mở, bề mặt trở nên sẫm màu thì sẽ hình thành mụn đầu đen. Nếu lỗ chân lông mở, có bã nhờn, tế bào chết, vi khuẩn chui xuống, vi khuẩn phát triển, gây ra vết sưng đỏ và hình thành nên mụn bọc. Lỗ chân lông bị viêm lâu ngày, nhân mụn ẩn dưới da gây nên tình trạng da sần sùi thô ráp.

Làm sạch và chăm sóc da đúng cách trong giai đoạn dậy thì sẽ giúp cho trẻ có 1 làn da khỏe mạnh, giảm nguy cơ mụn trứng cá. Dưới đây là một số gợi ý giúp trẻ chăm sóc da đúng và đủ:

Làm sạch da: Rửa mặt 2 lần một ngày bằng nước ấm với sữa rửa mặt phù hợp da của mình. Nhẹ nhàng massage theo chuyển động tròn, tránh cọ rửa, chà sát quá mạnh khiến cho lớp biểu bì bị tổn thương gây kích ứng. Không nên rửa mặt quá 3 lần trong ngày, rửa mặt nhiều sẽ làm cho da khô rát và đau.

Sử dụng kem chống nắng hằng ngày để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Tẩy trang trước khi đi ngủ, lựa chọn nước tẩy trang không chứa dầu để giảm tình trạng bít tắc. Tẩy da chết 2-3 lần trong 1 tuần bằng các sản phẩm tẩy da chết hoá học hoặc vật lý nhằm giảm tình trạng dày sừng, phòng bít tắc lỗ chân lông.


Cân bằng lại độ PH da và độ ẩm bằng nước hoa hồng và kem dưỡng ẩm phù hợp với da. Sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm phù hợp, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn lựa chọn những sản phẩm phù hợp với loại da của mình.

Khi sử dụng keo xịt tóc hoặc gel tạo kiểu tóc nên tránh xa mặt, một số thành phần trong sản phẩm tóc sẽ làm cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn, hoặc gây kích ứng. Nếu vùng lưng, ngực bị mụn cần hạn chế mặc quần áo chật, bó sát vì dễ bị cọ xát gây kích ứng.

Không dùng tay chạm lên mặt. Không tự ý nặn mụn. Xây dựng chế độ ăn thích hợp, không ăn những thực phẩm khiến cho da bị nổi mụn như đồ ăn dầu mỡ, chiên dán, cà phê, rượu bia và chất kích thích. Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin. Thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ, đi ngủ sớm, hạn chế căng thẳng stress.

Nếu tình trạng da của trẻ xuất hiện mụn trứng cá, và tiến triển ngày càng nặng, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và cung cấp những liệu pháp chăm sóc da phù hợp với tình trạng da hiện tại.

ThS. BS Thiều Thị Huyền Nhung
Khoa Sức khỏe vị thành niên, bệnh viện Nhi TƯ

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.