Dưỡng sinh đôi bàn chân

BS Nguyễn Tiến Lộc (Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện TƯ Quân đội 108)
Chia sẻ

(PNTĐ) -Việc ngâm chân kết hợp với xoa bóp gan bàn chân có thể phòng, điều trị nhiều bệnh. Theo góc độ liệu pháp y học tự nhiên, dưới da chân có rất nhiều đầu dây thần kinh có liên quan tới các tuyến và cơ quan trong cơ thể, việc dùng tay chà xát nóng gan bàn chân có thể thúc đẩy các cơ quan hoạt động tốt hơn.

Dưỡng sinh đôi bàn chân - ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Int

Theo quan niệm y học cổ truyền, lục phủ ngũ tạng có các vùng tương ứng trên lòng bàn chân: Ngón chân cái là đường thông của 2 kinh Can, Tỳ có tác dụng sơ can kiện tỳ, tăng cảm giác ăn ngon miệng, chữa trị một số bệnh về gan mật; ngón thứ tư thuộc Đởm kinh, có thể phòng ngừa táo bón, bí tiểu, đau sườn; ngón út thuộc Bàng quang kinh, có thể chữa chứng đái dầm của trẻ em, bệnh lý về kinh nguyệt; lòng bàn chân thuộc Thận kinh, có thể trị bệnh về tạng thận, thể chất hư nhược.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các huyệt vị trên lòng bàn chân liên quan tới toàn thân, kích thích gan bàn chân khiến các đầu dây thần kinh hưng phấn, thúc đẩy hoạt động của thần kinh và các tuyến nội tiết, giúp đầu óc minh mẫn, làm chậm quá trình giảm trí nhớ ở người cao tuổi. 

Để chăm sóc đôi bàn chân, chúng ta có thể áp dụng phương pháp xoa bóp hoặc ngâm chân bằng thảo dược.

Phương pháp xoa bóp chân: Rửa chân sạch sẽ, sau đó dùng ngón tay cái xoa bóp, chà xát theo trình tự chiều ngang của bàn chân trước, chiều dọc sau, cuối cùng xoa theo vòng tròn cho đến khi gan bàn chân nóng rực lên. Nên xoa bóp chân trước khi ngủ và sau khi thức dậy.

Ngâm chân bằng nước gừng tươi: Gừng tươi 20 - 30gr đập dập cho vào khoảng nửa nồi nước, đậy kín vung để tránh làm bay hơi một số chất trong gừng, đun sôi trong khoảng 10 phút. Đổ toàn bộ nước và gừng đã đun vào chậu pha thêm nước lạnh khoảng 400C là ngâm được.

Ngâm chân bằng ngải cứu: Ngải cứu tươi 20 - 30gr, cho vào nửa nồi nước đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ cả lá và nước pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 400C thì ngâm hai chân. Chú ý: Không được ngâm quá mắt cá chân. Bài thuốc 

Ngâm chân bằng hồng hoa: Lấy 10 - 15gr hồng hoa cho vào nồi đổ nước, đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, đổ cả nước và bã ra chậu, pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 400C là được.

Khi ngâm có thể kết hợp nhiều loại thảo dược trên và ngâm thảo dược trong nước khoảng 15 - 30 phút trước khi nấu để hoạt chất trong dược liệu dễ hòa tan hơn. Nước thuốc có thể pha thêm nước lạnh sao cho độ ấm khoảng 400C là vừa, lượng ít hay nhiều tùy người sử dụng. Khi ngâm, không nên nhúng ngay bàn chân vào chậu nước mà nên đặt bàn chân cách mặt nước một khoảng để xông hơi trước, vừa giúp chân không bị “sốc nhiệt” và giúp mở lỗ chân lông. Sau đó từ từ hạ bàn chân sát mặt nước rồi mới ngâm cả chân.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý không phải bài thuốc ngâm chân thảo dược nào cũng phù hợp với tất cả mọi người và không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp ngâm chân. Vì vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ đông y để việc ngâm chân phát huy hiệu quả tốt nhất.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).