Hà Nội đồng loạt khám sức khỏe định kỳ cho học sinh

TRÂM ANH
Chia sẻ

(PNTĐ) -Trong hoàn cảnh các bệnh học đường như là các tật khúc xạ, cong vẹo cột sống, các vấn đề về tâm lý… đang có nguy cơ gia tăng và trở thành mối lo ngại lớn của nhiều bậc phụ huynh, việc khám sức khỏe định kỳ cho học sinh là điều rất cần thiết.

Tỷ lệ trẻ có vấn đề về thị lực tăng sau dịch Covid-19

Sau nhiều đợt khám định kỳ đến 100% các trường, các cấp học trên toàn quận về các bệnh về học đường như nội khoa, tai mũi họng, mắt, răng hàm mặt, đến da liễu..., Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm còn phối hợp với các bệnh viện, nếu cần thiết thì sẽ gửi để khám chuyên sâu cho các học sinh. Theo Bác sĩ Trịnh Đình Ánh - Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm, Hà Nội: "Năm ngoái có thể các con nhìn vào bảng thị lực này 8/10 chẳng hạn thì đến năm sau các con giảm đi còn 7/10 thôi, tức là theo thời gian độ cận của các con nặng hơn, cho thấy tỷ lệ trẻ có vấn đề về thị lực chiếm phần lớn, đặc biệt có xu hướng tăng nặng hơn sau thời gian học online vừa qua".

Hà Nội đồng loạt khám sức khỏe định kỳ cho học sinh - ảnh 1
Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng tổ chức khám sức khỏe cho 53.526 học sinh của 173 trường từ mầm non tới THCS công lập và ngoài công lập

Cô giáo Nguyễn Thu Hương - Hiệu trưởng THCS Nguyễn Du, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội cho biết, vấn đề sức khỏe học sinh thường gặp nhất là tật cận thị, tỷ lệ học sinh mắc cận thị hiện nay phải đến khoảng 70%.

Nhưng qua kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học tiến hành ở các địa phương, tỷ lệ mắc tật cận thị ở học sinh Việt Nam tăng lên ở mức báo động.

Nguyên nhân của thực trạng này là do nhu cầu sử dụng thị lực nhìn gần trong học tập và sinh hoạt trong cuộc sống hiện đại ngày càng tăng cao, cường độ học quá nhiều, quá căng thẳng, hay kích thước bàn ghế không đúng tiêu chuẩn, tư thế ngồi học không đúng, thiếu ánh sáng, nhất là tình trạng sử dụng vi tính hoặc xem ti vi quá nhiều.

Sau cận thị, thực trạng cong vẹo cột sống cũng đang có xu hướng gia tăng trong học sinh. Nguyên nhân do độ cong cột sống của trẻ nhỏ hơn của người lớn. Độ mềm dẻo, linh hoạt cột sống lớn hơn. Cùng với việc khám các bệnh học đường, công tác phòng chống các dịch bệnh và phát hiện sớm nguồn lây nhiễm cũng được chú trọng, đặc biệt là lứa tuổi mầm non.

Khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát bệnh học đường

Đồng loạt tất cả các quận, huyện của Hà Nội hiện đang triển khai hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho học sinh các cấp. Bác sĩ Lê Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm y tế quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội cho biết, chương trình y tế học đường vô cùng quan trọng, bởi vì các con có thời gian ở trường nhiều hơn ở nhà. Đối với khối mầm non đảm bảo khám 1 năm/2 lần; khối tiểu học, phổ thông khám ít nhất 1 lần/năm.

Khám sức khỏe định kỳ cho học sinh là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động y tế học đường, giúp cơ quan y tế, nhà trường và gia đình nắm được tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm những nguy cơ mắc bệnh để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe học sinh, giúp các em học tập, rèn luyện tốt.

Theo các bác sĩ, khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp nhà trường phát hiện được những bệnh như tình trạng thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh về tật khúc xạ, các bệnh răng miệng, bệnh tim và một số bệnh xương khớp,… thậm chí là một số bệnh mà gia đình chưa phát hiện vì bệnh không có biểu hiện rõ rệt.

Một số nội dung khám cơ bản như đo cân nặng, chiều cao, đo thị lực, đo huyết áp, khám răng, kiểm tra hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, cơ xương và những bệnh ngoài da,… Từ những kết quả khám, các bác sĩ sẽ tư vấn cho nhà trường và các bậc phụ huynh về tình trạng sức khỏe của các em, đồng thời tư vấn về chế độ dinh dưỡng và tập luyện với mong muốn tất cả học sinh đều có được một sức khỏe tốt để học tập hiệu quả. 

Bên cạnh đó, mỗi gia đình cũng cần tích cực phối hợp với nhà trường theo dõi tình trạng sức khỏe, phát hiện, khám, tư vấn và điều trị kịp thời các bệnh lý nhằm bảo đảm sức khỏe, tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

 
 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.