hb

Chia sẻ

hứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đại diện trả lời và cung cấp thông tin chung về tình hình dịch. Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết tại Việt Nam, mới đây nhất đã ghi nhận 14 ca mắc COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, gồm 2 nhân viên y tế, 8 người bệnh và 4 người nhà. Bộ trưởng Y tế đã chỉ đạo đóng cửa bệnh viện, đồng thời ra lệnh cách ly bệnh viện từ hôm nay đến 19.5. Trước diễn diễn phức tạp của dịch, sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia, nhất là khi virus có nhiều biến chủng mới, Bộ trưởng Y tế đã định quyết tăng thời gian cách ly tập trung từ 14 lên 21 ngày, kể từ hôm nay. Theo ông Thuấn, ngay từ ngày đầu có dịch, chúng ta nhận được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Chúng ta cũng từng được nghe nhiều câu nói thấm vào lòng người, như “chống dịch như chống giặc”. Ông cũng dẫn câu nói của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc họp hôm 1.5, đó là “đừng để một người lơ là làm cho cả xã hội vất vả”. Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết có rất nhiều văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch. Thủ tướng đã chỉ đạo thủ trưởng các bộ, ngành, địa phương chủ động cập nhật tình hình trong nước và thế giới, rà soát, thực hiện nghiêm các giải pháp chống dịch, không để bị động trong các kịch bản bùng phát dịch. Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: "Trước tình hình rất nóng của dịch bệnh COVID-19, nhiều khi anh em không dám tắt điện thoại, 1-2h sáng khi ngủ vẫn để chuông điện thoại". Lãnh đạo Bộ Y tế cũng cho biết thêm, với cá nhân, phải thực hiện nghiêm yêu cầu 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang. Các cơ quan chức năng kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tăng cường kiểm tra, giám sát việc cách ly bắt buộc tại các cơ sở cách ly. Không cấm chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam Về chủ trương cho phép các chuyên gia nước ngoài tiếp tục vào Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định “không cấm chuyên gia”, song ông lưu ý phải đúng người và thực sự hiệu quả về công việc và công tác phát triển kinh tế - xã hội. Ông Thuấn cho biết Thủ tướng đã yêu cầu kích hoạt lại tổ công tác liên ngành gồm 5 bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Công an, Y tế, GTVT để xem xét tùy vào từng trường hợp để đưa chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam. “Đưa chuyên gia vào phải hiệu quả nhưng cũng phải an toàn”, ông Thuấn nói.

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.