Không an toàn khi làm đẹp bằng “hỏa trị liệu”

Chia sẻ

PNTĐ-Nhiều cơ sở làm đẹp hiện đang quảng cáo rầm rộ phương pháp “hỏa trị liệu” với công dụng giảm cân, làm đẹp. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được Bộ Y tế cấp phép...

 
Nhiều cơ sở làm đẹp hiện đang quảng cáo rầm rộ phương pháp “hỏa trị liệu” với công dụng giảm cân, làm đẹp. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được Bộ Y tế cấp phép cho các spa, khiến nguy cơ mất an toàn sức khỏe luôn tiềm ẩn.
 
Không an toàn khi làm đẹp bằng “hỏa trị liệu” - ảnh 1
“Hỏa trị liệu” trái phép tại các cơ sở spa tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe

 
Lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, “hỏa trị liệu” là một phương pháp trị liệu đã có từ lâu đời, trị bệnh không dùng thuốc mà dùng sức nóng của lửa. Theo đó, thầy thuốc sẽ đặt 1 tấm khăn ẩm đủ dày trực tiếp lên da người bệnh, rồi vẩy cồn lên khăn và châm lửa để tăng nhiệt độ của khăn. Kết hợp với sử dụng tinh dầu trong quá trình “hỏa trị”, giúp mở lỗ chân lông, lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe và điều trị bệnh… 
 
Theo PGS.TS. Phạm Vũ Khánh - Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế), “hỏa trị liệu” hiện chỉ được áp dụng trong điều trị một số bệnh lý do phong hàn, khí lạnh gây ra như: đau lưng, đau vai gáy, viêm mũi dị ứng, viêm đại tràng mạn tính, viêm khớp gối nguyên nhân do hàn. Bộ Y tế giao cho bệnh viện Châm cứu Trung ương tổ chức triển khai áp dụng 6 quy trình kỹ thuật “hỏa trị liệu” chuyên ngành y học cổ truyền tại bệnh viện này và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền khác (nếu các cơ sở đáp ứng đủ điều kiện thực hiện quy trình kỹ thuật theo quy định của pháp luật).
 
Trong quá trình thực hiện, các cơ sở vẫn phải tiếp tục đánh giá an toàn, hiệu quả của phương pháp “hỏa trị liệu” và báo cáo định kỳ 6 tháng/lần về Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế). 
 
Tuy nhiên, lợi dụng phương pháp này, không ít cơ sở làm đẹp đã thổi phồng công dụng của “hỏa trị liệu” để trục lợi. Một số trang facebook về “hỏa trị liệu” còn nhấn mạnh: Đây là phương pháp dưỡng sinh có bệnh thì chữa, không bệnh thì phòng, giảm phong, hàn, nhiệt, thấp - mỏi, tê, đau, nhức. Với “hỏa trị liệu” (hỏa long liệu pháp), người dùng không cần phẫu thuật, không cần ăn kiêng, không cần dùng thuốc… mà vẫn có thể sở hữu vóc dáng thon gọn, săn chắc tự nhiên. 100% người dùng hỏa liệu da đều đẹp, hồng sáng tự nhiên.
 
Tuy nhiên, do các cơ sở làm đẹp chưa được cấp phép để áp dụng phương pháp “hỏa trị liệu”; nhân viên tại spa hầu như không có kiến thức chuyên môn về y học cổ truyền hay  kỹ thuật về “hỏa trị liệu” nên khi thực hiện dễ mắc sai lầm như gây bỏng cho người, đồng thời làm rối loạn khí huyết.
 
Điển hình như trường hợp một nữ bệnh nhân mới đây, bị bỏng toàn mặt, mất hết lông mày, lông mi do làm đẹp bằng phương pháp “hỏa trị liệu” (còn được gọi là Cồn nhân sâm) ở một cơ sở spa tại Ninh Thuận. Thậm chí, việc sử dụng cồn đốt cũng có thể gây bỏng tại chỗ nếu người thực hiện “hỏa trị liệu” không có chuyên môn về phương pháp này.
 
Trước đó, năm 2017, chị Nguyễn Thị Minh P (SN 1986) - nhân viên của một cơ sở thẩm mỹ trên đường Điện Biên Phủ, TP Hải Phòng đã bị bỏng nặng khi thực hiện hỏa trị liệu cho khách hàng. Nguyên nhân được xác định là do thời gian để lửa cháy lâu, dập lửa sai cách nên khi vào viện cấp cứu thì vết bỏng đã chiếm hơn 40% diện tích cơ thể chị P. 
 
Nói về nguy cơ đối với sức khỏe của “hỏa trị liệu”, PGS.TS. Phạm Vũ Khánh thông tin, “hỏa trị liệu” thường được dùng với bệnh nhân mắc chứng hư hàn, co cơ do lạnh, người thể hàn. “Hỏa trị liệu” có tác dụng ôn ấm, trừ phong hàn, trợ dương; điều trị bệnh do khí lạnh gây ra. Nhưng với người có cơ địa nhiệt, thể trạng gầy, đang bị nhiệt, sử dụng “hỏa trị liệu” sẽ phản tác dụng, làm người bệnh khó chịu, rối loạn khí huyết.
 
Về lý thuyết, những người âm hư, người sốt xuất huyết, tiêu chảy, người tăng huyết áp (là người bị “nóng trong”) không nên dùng. Bên cạnh đó, việc làm sai thao tác, quy trình, sẽ dẫn đến thể trạng của bệnh nhân xấu đi, bệnh nặng thêm. Đặc biệt, khi đốt xong các huyệt khai mở hết, nếu người bệnh không kiêng lại đi tắm lạnh ngay rất dễ gây tổn hại đến sức khỏe. 
 
Vì thế, không chỉ chị em phụ nữ mà tất cả mọi người cần cẩn trọng khi quyết định lựa chọn chữa bệnh, làm đẹp bằng phương pháp “hỏa trị liệu”. Phụ nữ có thai, người bị bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc mắc các bệnh mạn tính khác không nên sử dụng phương pháp này. Nếu có ý định sử dụng, người bệnh cần được bác sĩ có chuyên môn về y học cổ truyền tư vấn cụ thể và đến cơ sở y tế được cấp phép để thực hiện, tránh tiền mất tật mang.
 
 
Lê Phương

Tin cùng chuyên mục

Liên tiếp 3 trẻ đuối nước nghiêm trọng: Cảnh báo khi mùa hè đang đến gần

Liên tiếp 3 trẻ đuối nước nghiêm trọng: Cảnh báo khi mùa hè đang đến gần

(PNTĐ) - Dù mới bước vào đầu hè, nhưng chỉ trong 3 ngày cuối tuần vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận 3 bệnh nhi đuối nước nghiêm trọng, nguy kịch tính mạng. Đuối nước ở trẻ em thường là hậu quả do sự hiếu động của trẻ nhỏ, sự bất cẩn của người lớn khi trông trẻ và hệ thống sông ngòi, ao hồ, bể bơi... chưa đảm bảo điều kiện an toàn.
Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.