Lưu ý khi điều trị rụng tóc

TS.BS Đặng Thị Ngọc Bích
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo Thư viện Y học quốc gia Mỹ, rụng tóc là bệnh da liễu phổ biến thứ ba ở trẻ em, với khoảng 40% bệnh nhân biểu hiện bệnh trước 20 tuổi. Hiệp hội Rụng tóc Mỹ cũng thống kê khoảng 25% nam giới bắt đầu rụng tóc trước tuổi 21, khoảng 66% rụng tóc ở tuổi 35 và 80% ở tuổi 50.

Hiện Việt Nam chưa có nghiên cứu về tỷ lệ rụng tóc. Tuy nhiên, một báo cáo của Thư viện Y học quốc gia Mỹ ghi nhận ở Trung Quốc tỷ lệ rụng tóc tăng theo độ tuổi ở cả nam và nữ. Tỷ lệ rụng tóc ở nam là 21,3%, trong đó tuổi 18-29 là 2,8%; độ tuổi 30-39 là 13,3%; độ tuổi 40-49 là 21,4%; từ 70 tuổi trở lên tỷ lệ này là 41,4%. Ở phụ nữ, tỷ lệ rụng tóc trung bình là 6%, trong đó tuổi 18-29 là 1,3%; độ tuổi 30-39 là 2,3%; độ tuổi 40-49 là 5,4% và 11,8% ở người 70 tuổi trở lên. Tỷ lệ này tương đương với Hàn Quốc.

Điểm chung của người bệnh hiện nay là rụng tóc từ khi còn rất trẻ, từ độ tuổi thiếu niên, đã điều trị nhiều nơi, tốn nhiều chi phí nhưng không hiệu quả. Một số người rụng tóc rồi phục hồi, sau đó rụng lại. Một số rụng tóc vĩnh viễn. Da đầu lộ rõ khiến họ tự ti và mặc cảm về diện mạo già hơn tuổi, nhất là khi nhìn từ phía sau. Với người chưa lập gia đình, áp lực càng trở nên nặng nề.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều quảng cáo điều trị rụng tóc hiệu quả, có nơi cam kết điều trị hết hói, rụng tóc 100%. Tuy nhiên, điều trị rụng tóc cần nhiều thời gian, người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và có thể phải thử nhiều cách, hoặc phối hợp nhiều phương pháp mới mang lại hiệu quả. Thông thường, bệnh nhân muốn giảm tóc rụng đã tiêm thuốc trong 4-6 tháng; để tóc mọc dày trở lại cần khoảng 9-12 tháng.

Nếu tình trạng bệnh không cải thiện, có thể phối hợp thêm các phương pháp khác như chiếu laser, tiêm thuốc hoặc huyết tương giàu tiểu cầu. Bên cạnh đó, một số phương pháp điều trị có thể không phù hợp với tất cả mọi người, gây phản ứng dị ứng, biến chứng. Không phải ai cũng đáp ứng điều trị.

Lưu ý khi điều trị rụng tóc - ảnh 1
Ảnh minh họa

Một số trường hợp không may mắn, bị rụng tóc do bệnh tự miễn thì việc điều trị còn khó khăn hơn. Khi cơ thể bị rối loạn tự miễn, hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các nang tóc, khiến nang tóc bị phá huỷ, tổn thương vĩnh viễn. Những khoảng trống do tóc rụng thường ngứa, mẩn đỏ, có sẹo. Do đó, khả năng mọc lại tóc của bệnh nhân rất thấp, dù đã trải qua tất cả các phương pháp xâm lấn như tiêm vi điểm, lăn kim với thuốc mọc tóc, huyết tương giàu tiểu cầu… Những trường hợp rụng tóc do di truyền, nếu không liên quan đến bệnh tự miễn, vẫn có khả năng điều trị.

Người bị rụng tóc, hói đầu cần tới bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được thăm khám, làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân rụng tóc. Ngoài việc điều trị bệnh gốc, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Nếu điều trị sai, tình trạng rụng tóc có thể nặng nề hơn, nang tóc bị phá huỷ diện tích lớn, dẫn tới hói vĩnh viễn.

Hiện nay trong y khoa đang triển khai nhiều phương pháp điều trị rụng tóc hiệu quả. Đơn giản nhất là uống hoặc bôi thuốc có thành phần minoxidil và finasteride. Người bệnh cần duy trì sử dụng thuốc lâu dài. Tóc sẽ tiếp tục rụng nếu ngừng thuốc. Lăn kim hoặc tiêm vi điểm thuốc kích thích mọc tóc và huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) cũng được nhiều người bệnh lựa chọn.

Chi phí cho hai phương pháp này khá cao, phải thực hiện lặp lại mỗi 4 tuần với PRP, 2 tuần với thuốc kích mọc tóc. Một cách khác là chiếu tia laser với xung năng lượng cực thấp vào da đầu giúp tăng tuần hoàn máu và kích thích nang tóc phát triển. Đây là phương pháp ít xâm lấn, dễ thực hiện, rất ít tác dụng phụ và ít đau nhưng không có tác dụng với các nang tóc đã mất. Nhược điểm của phương pháp này là giá thành cao.

Cấy tóc là thủ thuật y khoa xâm lấn, có chi phí cao nhất nhưng nguồn tóc khoẻ của bệnh nhân phải đủ nhiều và đủ chất lượng. Người có cơ địa bệnh lý miễn dịch, dễ dị ứng, đang mắc bệnh nhiễm trùng, hói đầu lâu năm không nên thực hiện. Nếu cấy tóc thất bại, bị nhiễm trùng, để lại sẹo thì khó có thể cấy tóc lần hai, bởi tài nguyên nang tóc là có hạn và không thể tái tạo. Đặc biệt, chỉ bác sĩ được cấp phép, có chứng chỉ mới được cấy tóc cho người bệnh.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

500 doanh nghiệp thực phẩm nỗ lực phát triển thực phẩm bền vững

500 doanh nghiệp thực phẩm nỗ lực phát triển thực phẩm bền vững

(PNTĐ) -Vừa qua, mạng lưới phát triển thực phẩm Việt Nam phối hợp Hiệp hội thực phẩm minh bạch TP.HCM (AFT), Mạng lưới ngân hàng thực phẩm toàn cầu (GFN) tổ chức chương trình Diễn đàn thực phẩm bền vững, lễ tôn vinh các sáng kiến và nỗ lực vì sự phát triển thực phẩm bền vững với chủ đề 'From Food Hero to Net Zero' (Từ anh hùng thực phẩm đến phát thải ròng bằng 0).
Cục Dân số phát động Cuộc thi sáng tác logo ngành Dân số

Cục Dân số phát động Cuộc thi sáng tác logo ngành Dân số

(PNTĐ) - Theo Cục Dân số, Cuộc thi sáng tác logo ngành Dân số nhằm chọn 1 logo ngành Dân số phù hợp với định hướng chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, thể hiện nét đặc trưng, tính khái quát cao về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân số đối với mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và đối với phát triển bền vững của đất nước.
Hà Nội: Tiếp tục chủ động phòng, chống dịch, bệnh

Hà Nội: Tiếp tục chủ động phòng, chống dịch, bệnh

(PNTĐ) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là với bệnh sởi. Hiện, đội ngũ y bác sĩ và các đơn vị đang tích cực, đây mạnh triển khai các biên pháp phòng, chống dịch bệnh.
Gần 3.000 vận động viên tham gia Hội khỏe ngành Y tế Hà Nội năm 2024

Gần 3.000 vận động viên tham gia Hội khỏe ngành Y tế Hà Nội năm 2024

(PNTĐ) - Trong 2 ngày từ 4-5/10, gần 3.000 vận động viên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tới từ 78 đơn vị trong ngành Y tế Hà Nội sôi nổi tham gia Hội khỏe ngành Y tế Hà Nội năm 2024. Đây là hoạt động thiết thực do Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức, nhằm hưởng ứng chào mừng kỷ niệm 70 ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).