Mùa hè tắm cho trẻ cần chú ý những điều gì

Chia sẻ

(PNTĐ) - Mùa hè, tắm cho trẻ bao nhiêu lần 1 ngày, với thời gian bao lâu là hợp lý… là những băn khoăn của phụ huynh khi tắm cho trẻ vào mùa hè.

Mùa hè tắm cho trẻ cần chú ý những điều gì - ảnh 1
Ảnh minh họa

 

Cơ thể trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, làn da mỏng manh nhạy cảm với nhiệt độ nên việc tắm cho trẻ vào mùa hè cần tránh một số vấn đề để con khỏe mạnh.

Cần tránh gì khi tắm cho trẻ vào mùa hè?

Mùa hè tắm cho trẻ mấy lần một ngày/một tuần? Mùa hè tắm cho trẻ lúc mấy giờ là hợp lý? Có rất nhiều băn khoăn của phụ huynh khi tắm cho trẻ vào mùa hè.

1. Tránh tắm lâu

Trẻ nhỏ rất thích nghịch nước, đặc biệt là mùa hè nóng bức. Tuy nhiên không vì thế mà cha mẹ cho trẻ tắm/ngâm mình lâu trong nước. Tác hại của việc tắm quá lâu trong nước: Khiến làn da của trẻ bị mất lớp dầu tự nhiên bảo vệ cơ thể, tăng nguy cơ kích ứng như ngứa, mẩn đỏ; Tăng nguy cơ nhiễm lạnh; Làn da dễ bị mất nước.

Nên cho trẻ tắm bao lâu là hợp lý?

Lời khuyên là bạn nên cho trẻ sơ sinh tắm khoảng 5 phút, trẻ lớn hơn có thể tắm lâu hơn một chút. Sau khi tắm xong nên thấm khô người trẻ bẳng khăn bông mềm, không bật điều hòa và quạt lạnh thổi vào người trẻ ngay dễ gây sốc nhiệt.

2. Tránh tắm quá nhiều lần trong ngày

Thời tiết nóng bức người lớn có thói quen tắm nhiều lần trong ngày để hạ nhiệt cơ thể - nhưng trẻ nhỏ không như vậy. Cũng tương tự như các tác hại khi cho trẻ tắm quá lâu, tắm cho trẻ nhiều lần dễ gây mất cân bằng độ ẩm và pH tự nhiên trên da trẻ - từ đó vi khuẩn gây bệnh cũng dễ dàng xâm nhập hơn.

Nên tắm cho trẻ bao nhiêu lần/ngày vào mùa hè?

Mặc dù vào mùa hè có thể tắm nhiều hơn mùa đông cho trẻ trong ngày để giảm sự tích tụ mồ hôi sinh bệnh nhưng tốt nhất là chỉ nên tắm nhiều nhất là 2 lần/ngày.

3. Tắm nước quá nóng

Kể cả khi thời tiết nóng nực hay lạnh thì nhiệt độ nước tắm cho trẻ cũng không nên quá cao khiến làn da vốn mỏng manh của trẻ bị bỏng hoặc giảm thân nhiệt nếu nhiệt độ nước quá lạnh, gây cảm lạnh.

Vậy nhiệt độ nước tắm cho trẻ bao nhiêu là hợp lý?

Theo nhiều chuyên gia thì nhiệt độ nước tắm cho trẻ nên từ 37 - 38 độ C tương đương với thân nhiệt của con. Trước khi tắm cha mẹ nên sử dụng công cụ đo nhiệt độ nước hoặc cảm nhận bằng khuỷu tay để sát nhất với nhiệt độ nước.

4. Tắm quá muộn

Cũng giống như người lớn thì việc tắm quá muộn cho trẻ (sau 10h tối) làm tăng nguy cơ đột quỵ nguy hiểm tới tính mạng.

Vào mùa hè thời điểm tắm thích hợp cho trẻ là khi còn ánh nắng mặt trời, thời gian tắm muộn nhất là từ 17h - 18h. Tuy nhiên phòng tắm kể cả mùa đông hay mùa hè cũng đều nên kín gió, ấm áp và không nên dội nước lên đầu (gội đầu) trước cho con mà nên dội nước từ chân lên tới ngực để con quen với nhiệt độ nước và bỏ quần áo từ từ.

5. Tắm ngay sau khi chơi ngoài trời về

Mùa hè việc vận động của con sẽ nhiều hơn và đồng nghĩa với đó là lượng mồ hôi của trẻ cũng tiết ra nhiều hơn. Điều này khiến nhiều cha mẹ vô tình muốn trẻ vào nhà tắm ngay khi vừa chơi ngoài trời về để trẻ "sạch sẽ" hơn! Tuy nhiên thói quen này có thể khiến trẻ bị sốc nhiệt, viêm phổi và tăng nguy cơ cảm lạnh gây ho sốt rất nguy hiểm

Tốt nhất là nên để trẻ tắm sau khi ngồi nghỉ 30 - 40 phút để thân nhiệt ổn định. Tương tự như vậy thì cũng không nên tắm cho trẻ ngay khi vừa tắt điều hòa.

6. Tắm xong bật quạt hoặc điều hòa luôn

Khi tắm, lỗ chân lông của trẻ sẽ giãn nở ra để loại bỏ dầu thừa, mồ hôi, bụi bẩn nên việc tiếp xúc với không khí lạnh từ quạt hay điều hòa khiến trẻ dễ bị sốc nhiệt. Lỗ chân lông và vi mạch dưới da đột ngột co lại khiến tuần hoàn máu bị cản trở.

 

Theo CHÂU ANH (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.