Nâng mũi, coi chừng biến chứng!

Chia sẻ

PNTĐ-Không ít chị em đã đến một cơ sở thẩm mỹ nào đó để nâng mũi, mong muốn có được mũi đẹp, cân đối. Tuy nhiên, đã có không hiếm trường hợp gặp biến chứng...

 
Không ít chị em đã đến một cơ sở thẩm mỹ nào đó để nâng mũi, mong muốn có được mũi đẹp, cân đối, phù hợp với gương mặt và vóc dáng của mình. Tuy nhiên, đã có không hiếm trường hợp gặp biến chứng dẫn đến gương mặt còn tệ hại hơn so với trước khi làm đẹp. Bởi vậy, trước khi đi thẩm mỹ làm đẹp mũi, bạn nhất thiết phải tìm hiểu kỹ về bác sĩ và cơ sở y tế mình sẽ đến.
 
Nâng mũi, coi chừng biến chứng! - ảnh 1
Ảnh minh họa

Hệ lụy khó lường
 
Thời gian gần đây, người ta thường nói đến một trường phái thẩm mỹ Hàn Quốc, trong đó có kỹ thuật “nâng mũi kiểu Hàn”. Theo GS, TS Lê Gia Vinh (Tổng Hội Y học Việt Nam): Thực chất các kỹ thuật nâng mũi Hàn Quốc hiện nay, bao gồm 2 loại phẫu thuật: nâng cao sống mũi bằng chất liệu nhân tạo, hoặc bằng sụn tự thân và chỉnh hình mũi kết hợp nâng sống mũi với chỉnh sửa thay đổi cấu trúc mũi. Tuy nhiên, dù là nâng mũi “kiểu Hàn” tân thời hay tạo hình mũi “kiểu Hoa Kỳ” cổ điển thì bản chất nó cũng là một phẫu thuật chỉnh sửa mũi bằng những kỹ thuật. Do đó, nó đều có những nguy cơ, những hệ lụy như mọi phẫu thuật ngoại khoa khác.
 
Theo GS, TS Lê Gia Vinh, dù nâng mũi theo kỹ thuật nào thì rắc rối thường gặp nhất vẫn là chuyện sống mũi lệch vẹo, có thể biểu hiện sớm sau mổ vài ngày, hoặc vài tuần. Sống mũi bị lệch có thể do bác sĩ đặt lệch khi phẫu thuật, hoặc đặt thẳng mà băng nẹp cố định không tốt hoặc do bệnh nhân vận động di chuyển quá mức làm chấn động di lệch. Để giải quyết thường phải can thiệp sớm ngay khi hết sưng đau để đặt lại sống mũi với sự chú ý tránh lặp lại những nguyên nhân đã gây ra lệch vẹo.
 
Rắc rối khác gặp phải khi nâng mũi là vết mổ không lành. Niêm mạc mũi thường rất mỏng manh, nhất là ở 2 bên vách ngăn, nếu kỹ thuật mổ đi qua, hoặc tác động trực tiếp lên niêm mạc mũi cộng với lực tỳ đè của chất liệu cấy ghép có thể dẫn đến hệ quả vết mổ khó lành, thậm chí không lành. Trong trường hợp này, dù có cố gắng điều trị bảo tồn thì cuối cùng thường vẫn phải tháo bỏ chất liệu sống mũi cấy ghép, để nếu muốn làm lại hay không cũng phải chờ sau 1-2 tháng khi vết thương đã lành.
 
Biến chứng nữa là đầu mũi đỏ hoặc toàn bộ sống mũi. Rắc rối này xảy ra muộn có khi sau nhiều tháng đến một vài năm. Đây có thể là phản ứng tại chỗ của cơ thể với vật lạ cấy ghép, và cũng phải xử lý bằng cách lấy bỏ sống mũi cấy ghép để sau khi lành sẽ làm lại bằng phương pháp khác.
 
 Một biến chứng khác đòi hỏi phải giải quyết mổ lấy bỏ sống mũi càng sớm càng tốt ngay khi có dấu hiệu là biến chứng trồi lộ sống mũi ghép, mà thường bị nhất là đầu mũi hoặc chân sống mũi ở phía trong tiểu trụ. Nguyên nhân có thể là do di chuyển dịch sống ghép theo trọng lực, có thể do sự teo nhanh mô mềm sau khi ghép hoặc do sống mũi ghép bị đặt ở lớp quá nông.
 
Xử lý các biến chứng
 
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, việc xử lý các biến chứng rất đa dạng, tùy từng tình huống cụ thể để xử trí. Đối với mũi bị lệch thì tốt nhất là mổ lại, tạo khoang mới đặt sống mũi thích hợp; Lộ sống mũi, lộ đầu mũi: nên mổ sớm, lấy bỏ sống cũ, đặt lại sống mũi mềm phù hợp hơn, có thể kèm ghép sụn tự thân hoặc ghép mô khác… Trường hợp mũi bị bóng, đỏ: thay sống mềm mại hơn, có thể kèm ghép sụn tự thân hoặc ghép mô khác nếu thấy cần thiết. Đối với biến dạng ở lỗ mũi, trụ mũi: dùng các kỹ thuật tạo hình, có trường hợp phải dùng sụn tự thân để sửa chữa các biến dạng. 
 
Để giảm nguy cơ mắc các biến chứng không mong muốn, các chuyên gia khuyến cáo, bạn hãy kiểm tra kỹ thông tin về các bác sĩ cũng như thông tin về cơ sở định tiến hành phẫu thuật. Cần nắm rõ về quá trình diễn ra phẫu thuật và những nguy cơ có thể xảy ra. Bạn nên trao đổi về các lo ngại của bạn với bác sĩ cũng có thể giúp bạn kiểm soát được kết quả của cuộc phẫu thuật và làm giảm nguy cơ biến chứng.
 
 
Trung Cương

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.
Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).