Ngày 21/3: Ca mắc mới COVID-19 tiếp tục giảm chỉ còn 131.713 ca

Chia sẻ

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 21/3 của Bộ Y tế cho biết tính từ 16h ngày 20/3 đến 16h ngày 21/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 131.713 ca nhiễm mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 131.709 ca ghi nhận trong nước (giảm 9.440 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 87.895 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (17.916), Nghệ An (5.403), Phú Thọ (5.348), Bắc Ninh (4.295), Lào Cai (4.282), Bắc Giang (3.908), Tuyên Quang (3.896), Lạng Sơn (3.769), Yên Bái (3.755), Vĩnh Phúc (3.686), Bắc Kạn (3.684), Hải Dương (3.620), Đắk Lắk (3.592).

Thái Bình (3.016), Sơn La (2.988), Hưng Yên (2.908), Quảng Bình (2.853), Gia Lai (2.793), Hòa Bình (2.793), Thái Nguyên (2.783), Cà Mau (2.714), Quảng Ninh (2.638), Bình Dương (2.452), Cao Bằng (2.264), Bình Định (2.232), Điện Biên (1.983), Hà Nam (1.798), Lai Châu (1.777), Lâm Đồng (1.729), Hà Giang (1.714), Quảng Trị (1.542), TP. Hồ Chí Minh (1.487), Bến Tre (1.451), Ninh Bình (1.446), Vĩnh Long (1.438), Kon Tum (1.246), Bình Phước (1.206), Tây Ninh (1.194), Đắk Nông (1.175), Nam Định (1.112), Phú Yên (973), Hà Tĩnh (968), Thanh Hóa (867), Trà Vinh (812), Quảng Ngãi (811), Đà Nẵng (788), Hải Phòng (758), Bà Rịa - Vũng Tàu (692), Khánh Hòa (616), Thừa Thiên Huế (610), Bình Thuận (450), Quảng Nam (353), Bạc Liêu (249), Cần Thơ (173), An Giang (170), Long An (134), Đồng Nai (77), Đồng Tháp (77), Kiên Giang (76), Ninh Thuận (74), Sóc Trăng (52), Hậu Giang (38), Tiền Giang (5).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Nghệ An (-3.930), Hà Nội (-1.149), Đắk Lắk (-1.003).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Kạn (+1.875), Bắc Ninh (+1.442), Bình Dương (+1.277).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 160.108 ca/ngày.

Ngày 21/3: Ca mắc mới tiếp tục giảm, còn 131.713; số F0 khỏi là 179.640 người - Ảnh 1.

 

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 8.089.761 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 81.848 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 8.082.091 ca, trong đó có 4.279.851 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.188.086), TP. Hồ Chí Minh (584.234), Bình Dương (362.009), Nghệ An (351.251), Hải Dương (299.214).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 179.640 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 4.282.668 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.169 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.557 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 225 ca

- Thở máy không xâm lấn: 85 ca

- Thở máy xâm lấn: 297 ca

- ECMO: 5 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 20/3 đến 17h30 ngày 21/3 ghi nhận 69 ca tử vong tại: Bạc Liêu (5), Đồng Nai (5), Quảng Nam (5), Quảng Ngãi (5), Bình Dương (4), An Giang (3), Hà Nội (3), Khánh Hòa (3), Phú Thọ (3), Trà Vinh (3), Bắc Giang (2), Cà Mau (2), Hòa Bình (2), Lâm Đồng (2), Phú Yên (2), Tây Ninh (2), TP. Hồ Chí Minh (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Phước (1), Bình Thuận (1), Cần Thơ (1), Đà Nẵng (1), Đồng Tháp (1), Hà Giang (1), Hà Nam (1), Hà Tĩnh (1), Kiên Giang (1), Lạng Sơn (1), Nam Định (1), Quảng Bình (1), Sóc Trăng (1), Thái Nguyên (1), Thanh Hóa (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 67 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.949 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 37.153.001 mẫu tương đương 83.048.614 lượt người, tăng 178.490 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 20/3 có 167.693 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 201.828.138 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 184.768.739 liều: Mũi 1 là 70.943.341 liều; Mũi 2 là 67.884.313 liều; Mũi 3 là 1.496.237 liều; Mũi bổ sung là 14.650.864 liều; Mũi nhắc lại là 29.793.984 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.059.399 liều: Mũi 1 là 8.753.306 liều; Mũi 2 là 8.306.093 liều.

Đ.H

Tin cùng chuyên mục

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.
Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh đã tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR) vào ngày 26/6, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của ngành y tế Thủ đô. Việc thẩm định thành công khẳng định bệnh viện đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hiệu quả quản lý.