Người dân đối diện nhiều nguy cơ dịch bệnh sau mưa lụt

YÊN HƯNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tính đến nay đã khoảng gần 1 tuần trôi qua, từ khi nước lũ tràn về xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ, Hà Nội), dù mực nước đang hạ dần, nhưng nguy cơ dịch bệnh vẫn đang bủa vây, và là một trong những vấn đề khiến người dân vùng rốn lũ lo ngại nhất lúc này.

Ứng phó với mưa lụt, đặc biệt công tác dọn vệ sinh môi trường, chính quyền địa phương tại Nam Phương Tiến nói riêng và huyện Chương Mỹ, cũng như TP Hà Nội nói chung dù đã rất nỗ lực nhưng do vùng ngập quá rộng, nhiều nơi ngập sâu nên tình trạng các loại rác thải, xác động vật chết theo dòng nước trôi vào khu dân cư vẫn chưa thể xử lý triệt để. Tại nhiều khu vực, nước lụt đục ngầu, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Mầm bệnh cũng thế theo dòng nước bủa vây người dân đang sinh sống tại vùng rốn lũ.

Người dân đối diện nhiều nguy cơ dịch bệnh sau mưa lụt - ảnh 1
Nhiều nơi tại xã Nam Phương Tiến ngập sâu trong biển nước

Theo các chuyên gia y tế, điều kiện sinh hoạt cũng như môi trường như vậy tại vùng ngập lụt luôn ẩn chứa hàng loạt mầm bệnh nguy hiểm, từ bệnh về da, tới mắt, tiêu hóa... Các chuyên gia cũng phân tích: Trong quá trình ngập lụt, xác động vật phân hủy không kịp xử lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, rồi phát tán theo nguồn nước.

Bên cạnh đó các loại vi khuẩn, giun sán có trong chất thải động vật, cống ngầm cũng hòa vào nước lũ. Người dân tiếp xúc với nguồn nước này có thể bị lây nhiễm. Chưa kể, khi ngập lụt xảy ra, các điều kiện vệ sinh không đảm bảo, thiếu nước sạch, môi trường bẩn, người dân không có chỗ phóng uế... cũng khiến nguy cơ mắc bệnh càng thêm cao.

Thực tế cho thấy, rất nhiều người dân vùng ngập lụt do phải lội nước bẩn trong thời gian dài nên bị viêm da, nước ăn chân, nấm kẽ chân, tay chân lở loét, nhiều vết phồng rộp vừa nhức vừa ngứa... Nhiều trẻ em, người già bị đau mắt đỏ hoặc gặp vấn đề tiêu hóa. 

Chia sẻ với những khó khăn mà người dân đang phải trải qua mỗi ngày, bà Nguyễn Thị Mùi - Phó chủ tịch xã Nam Phương Tiến cho hay: Ngay khi địa bàn bị ngập lụt, các cấp chính quyền đã lập tức vào cuộc, huy động lực lượng để hỗ trợ tối đa cho người dân. UBND xã cũng kịp thời trích ngân sách dự phòng, đồng thời huy động doanh nghiệp hỗ trợ téc nước, trang bị phương tiện để cung ứng nước sạch cho người dân vùng úng ngập. 

Đối với công tác phòng chống dịch bệnh, xã Nam Phương Tiến đã thành lập các trạm y tế lưu động để hỗ trợ bà con nhân dân. Các hộ dân vùng ngập đều được phát các loại thuốc men thiết yếu và chloramin B để khử khuẩn. Các đoàn thể chính trị - xã hội như Hội Phụ nữ, đoàn thanh niên... cũng được huy động để tham gia công tác vệ sinh môi trường, đi từng ngõ ngách thu gom xác động vật, rác thải nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã thành lập 5 tổ chống dịch cơ động hướng dẫn các trung tâm y tế, phối hợp với chính quyền các cấp chuẩn bị cơ số Cloramin B 25%, đủ để nước rút đến đâu thực hiện vệ sinh môi trường đến đó, bảo đảm phòng, chống dịch bệnh.

Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội cũng đã thành lập 2 đoàn kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão. CDC Hà Nội đã tổ chức giám sát 17 xã, phường tại 9 quận, huyện, khu vực có nguy cơ trước mùa bão lũ.

Tin cùng chuyên mục

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.
Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh đã tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR) vào ngày 26/6, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của ngành y tế Thủ đô. Việc thẩm định thành công khẳng định bệnh viện đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hiệu quả quản lý.