Sinh viên phải đi đầu trong tuyên truyền sức khỏe sinh sản

TRÂM ANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thế hệ trẻ hiện nay đang sống trong môi trường xã hội mới với nhiều cơ hội để phát triển song cũng có không ít nguy cơ và thách thức trong đó có nhiều nguy cơ về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục.

Vừa qua, tại Hà Nội, Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam phối hợp với Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương tổ chức lớp "Tập huấn Câu lạc bộ sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục (SKSS/SKTD) cho sinh viên" đến từ 3 trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội (Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Kinh tế Kĩ thuật Công nghiệp Hà Nội và Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam).

Sinh viên phải đi đầu trong tuyên truyền sức khỏe sinh sản - ảnh 1
Quang cảnh buổi tập huấn

Phát biểu khai mạc buổi tập huấn, ông Lê Đình Phương - Phó Chủ tịch Hội KHHGĐ Việt Nam cho biết, Mô hình Câu lạc bộ (CLB) SKSS/SKTD cho sinh viên được xây dựng nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi cho sinh viên về phòng tránh thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

“Thông qua buổi tập huấn hôm nay, tôi hy vọng các bạn sinh viên sẽ nâng cao kiến thức về SKSS/SKTD và có được các kỹ năng sống cần thiết.

Đồng thời nâng cao năng lực cho các thành viên để chính các bạn sinh viên trở thành tuyên truyền viên trong lĩnh vực SKSS/SKTD, kỹ năng sống trong trường đại học và cộng đồng, đồng thời lan tỏa, nhân rộng mô hình, hoạt động của CLB, tạo sức lan tỏa lớn hơn”, ông Phương nói.

Theo TS. Đinh Huy Dương - Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục Dân số - KHHGĐ (Bộ Y tế), công tác dân số tại nước ta vẫn còn tồn tại một số hạn chế như Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ phá thai cao; tỉ lệ vô sinh, vô sinh thứ phát có chiều hướng tăng; HDI thấp, chậm cải thiện… Vì thế, việc ra đời các Câu lạc bộ sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục (SKSS/SKTD) cho sinh viên sẽ giúp sinh viên có kiến thức, kỹ năng giáo dục tình dục toàn diện và chăm sóc SKSS - sức khỏe toàn diện để vận dụng thực hiện tại trường học, nhằm làm tăng số trẻ vị thành niên, thanh niên tiếp cận được các gói dịch vụ thân thiện; giúp học sinh, sinh viên biết cách tự bảo vệ sức khỏe, biết làm chủ bản thân trước các tình huống và xây dựng lối sống lành mạnh, có trách nhiệm trong tình yêu, tình dục.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội đồng loạt cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2023

Hà Nội đồng loạt cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2023

(PNTĐ) - Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 cho trẻ từ 6 đến 35 tháng được thành phố Hà Nội triển khai đồng loạt trong 2 ngày 1-2/12, uống vét ngày 3-4/12. Qua thống kê, toàn thành phố có 385.477 trẻ trong độ tuổi  được uống vitamin A đợt này tại 1.657 điểm uống. Mục tiêu đặt ra là 99,8% trẻ được uống bổ sung vitamin A.
Bị nang vú có cần lo lắng?

Bị nang vú có cần lo lắng?

(PNTĐ) - Nang vú là một túi chứa dịch trong vú, là tổn thương lành tính (không phải ung thư). Nang vú được hình thành khi ống tuyến vú trống rỗng được lấp đầy dịch. Nang vú khi nhỏ thường không có triệu chứng.
Đồng hành cùng vợ chiến đấu với căn bệnh ung thư vú

Đồng hành cùng vợ chiến đấu với căn bệnh ung thư vú

(PNTĐ) - Trên hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư vú quái ác, nhiều chị em đã được tiếp thêm sức mạnh, kiên cường vượt qua bệnh tật nhờ sự đồng hành, chia sẻ yêu thương vô điều kiện từ gia đình, mà đặc biệt là “nửa kia”.