Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Không có khuyến cáo nào về việc học sinh đeo mũ, kính chắn giọt bắn khi đến trường

Chia sẻ

Trước băn khoăn của nhiều phụ huynh về việc học sinh một số nơi khi đi học trở lại bên cạnh đeo khẩu trang phải dùng mũ/ kính chắn giọt bắn... Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Hữu Độ đã đưa ra ý kiến đánh giá tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối 5/5.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Int)Ảnh minh họa. (Nguồn: Int)

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết: Thời gian vừa qua các nhà trường đã cho học sinh đi học trở lại. Theo báo cáo có 3 đợt: Đợt 1 là ngày 22/4, có 8 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trở lại; đợt 2 là ngày 27/4 có 30 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trở lại; đợt 3 là ngày 4/5 có 25 tỉnh. Đến nay 63 tỉnh, thành phố đã cho học sinh đi học trở lại, nhưng chủ yếu là học sinh THPT, THCS.

Có thể nói tỉ lệ học sinh đi học trở lại rất cao, trường THPT là 99%, THCS là 97%. Để làm điều này, quan điểm của Bộ GD&ĐT nêu rõ: Đã đi học là phải an toàn và vấn đề an toàn phải căn cứ vào công tác chuyên môn của Bộ Y tế.

Theo đó, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo ngày 21/4, có công văn gửi Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH hướng dẫn việc bảo đảm an toàn. Dựa trên cơ sở của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản 1398, 1467 xây dựng ra tiêu chí đánh giá nhà trường an toàn theo 15 tiêu chí và mức độ an toàn. Trong đó có các tiêu chí cứng là: giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, rửa tay, khử khuẩn toàn bộ nhà trường, không tổ chức các hoạt động tập thể như chào cờ… nhưng không có tiêu chí nào đeo mũ, kính chắn giọt bắn.

Bộ Y tế cũng không khuyến cáo, đây là sự sáng tạo của mỗi địa phương. Cho nên nếu Bộ Y tế có khuyến cáo đeo khẩu trang thì nên làm còn không thì các địa phương nên cân nhắc để đưa ra giải pháp phù hợp.

Liên quan tới vấn đề này, các chuyên gia y tế cũng cho rằng: Với học sinh nói riêng và người dân nói chung cần tuân thủ phòng chống dịch Covid-19 bằng cách đeo khẩu  trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, thực hiện giãn cách theo quy định...

Tuy nhiên, học sinh khi đến trường không nhất thiết phải vừa đeo khẩu trang, vừa dùng mũ/ kính chắn giọt bắn trong lớp học. Bởi tấm chắn giọt bắn thường chỉ sử dụng cho cán bộ, nhân viên y tế khi tiếp xúc với bệnh nhân trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm cũng như điều tra tiền sử dịch tễ... Chưa kể, việc đeo tấm chắn bằng meka quá lâu có thể gây ra ảnh hưởng không tốt tới mắt của trẻ.

Thảo Hương

Tin cùng chuyên mục

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).