Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

ThS.BS Trịnh Tú Tâm
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.

Nang tuyến giáp được chia làm 2 loại: Khối dạng nang (phần dịch từ 50-90% thể tích nhân gọi là tổn thương dạng nang) và nang đơn thuần (phần dịch >90%). Khi khối nang nhỏ với đường kính <2cm, không gây triệu chứng gì thì không cần điều trị. Tuy nhiên khi khối có biến chứng như chảy máu trong nang làm cho nang tăng nhanh kích thước, đau tại chỗ, nuốt nghẹn… thì nên điều trị.

Tiêm cồn tuyệt đối là gì?

Phương pháp tiêm cồn điều trị nang tuyến giáp là dùng cồn tuyệt đối trên 95 độ (thông thường là dùng cồn 99,5 độ) để tiêm vào nang. Cụ thể, sau khi hút dịch ra, bác sĩ sẽ bơm vào trong nang một lượng cồn tuyệt đối nhất định (khoảng 50% thể tích của lượng dịch hút ra), giữ khoảng 7-20 phút trong lòng nang, sau đó hút lượng cồn đó ra.

Cồn tuyệt đối làm hoại tử do đông máu và huyết khối tĩnh mạch nhỏ, gây mất nước tế bào và đông vón protein dẫn đến hoại tử tế bào. Hậu quả gây nhồi máu, xơ hóa mô tiếp xúc ethanol, phần nhân giáp này sẽ được thay thế bằng mô hạt, sau đó là sự xơ hóa mô tiếp xúc ethanol; thay thế vào đó là mô hạt, xơ hóa và co rút nhỏ lại của tổn thương.

Ưu điểm của phương pháp này là thường chỉ làm một lần. Tuy nhiên với trường hợp nang to, có thể phải chọc hút 2-3 lần, kết hợp với đốt sóng cao tần. Nhưng hầu hết tất cả các nang chỉ cần tiêm 1 lần là có thể điều trị vĩnh viễn. Sau khi hút dịch ra, bệnh nhân có thể mang dịch đi gửi xét nghiệm tế bào để xác định tình trạng là ác tính hay lành tính.

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp - ảnh 1
Ảnh minh họa

Trường hợp nào có thể áp dụng phương pháp này?

Điều trị nang tuyến giáp bằng tiêm cồn tuyệt đối là một liệu pháp áp dụng cho tổn thương nang tuyến giáp mang tính chất lành tính, nang đơn thuần mà 90-100% là dịch.

Với người có cấu trúc nang và tổ chức đặc trên 10%, nang bán đặc có thể phải chọc sinh thiết vào vị trí của tổ chức đặc đó để biết đây là cấu trúc lành tính hay ác tính. Sau đó phải phối hợp với phương pháp đốt sóng cao tần nếu là tổn thương lành tính. Nếu chỉ có 50% trở xuống là nang dịch, việc tiêm cồn cũng không khiến làm giảm kích thước khối cồn đáng kể; nên có thể phối hợp phương pháp khác để điều trị, thậm chí có thể phải phẫu thuật.

Hiện nay, nang tuyến giáp thường là nang đơn thuần, mang tính chất lành tính, một số có yếu tố chảy máu ở trong nang, cũng có trường hợp nang keo dịch rất nhầy khiến quá trình hút gặp không ít khó khăn, cần hướng dẫn của máy siêu âm, kinh nghiệm của bác sĩ làm để đảm bảo thủ thuật an toàn, hiệu quả.

Sau điều trị bệnh nhân cần lưu ý gì?

Tiêm cồn tuyệt đối là thủ thuật tiến hành nhanh gọn, thời gian làm chỉ trong khoảng 15-20 phút; các bước tiến hành và can thiệp vào người bệnh nhân hoàn toàn nhẹ nhàng nên bệnh nhân có thể đáp ứng được.

Hơn nữa, nang tuyến giáp là bệnh lý hay gặp ở nữ giới (tỷ lệ có thể cao gấp 15-20 lần so với nam giới); chủ yếu là nhóm phụ nữ trẻ hoặc trung niên nên các bệnh phối hợp ở những bệnh nhân này không phải nhiều. Trong khi phương pháp tiêm cồn tuyệt đối cũng là một thủ thuật can thiệp tối thiểu, chủ yếu gây tê tại chỗ nên không có nhiều nguy cơ với bệnh nhân có bệnh nền hay bệnh lý phối hợp khác. Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm.

Vì chỉ là vết chọc kim rất nhỏ ở vùng cổ, không phải cuộc phẫu thuật, không gây mê, không gây mất máu, không gây phản ứng tự miễn hay ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, có thể trao đổi với bác sĩ được. Nên sau thủ thuật, bệnh nhân chỉ cần theo dõi ở viện 30-60 phút, sau đó có thể trở về nhà và sinh hoạt bình thường.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

​  Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

​ Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

(PNTĐ) - UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Theo đó, để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Sở Y tế theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch trên địa bàn thành phố; có giải pháp khắc phục kịp thời các khó khăn, tồn tại; tham mưu UBND thành phố các văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố kịp thời, phù hợp, không để dịch lây lan, bùng phát.
Liên tiếp 3 trẻ đuối nước nghiêm trọng: Cảnh báo khi mùa hè đang đến gần

Liên tiếp 3 trẻ đuối nước nghiêm trọng: Cảnh báo khi mùa hè đang đến gần

(PNTĐ) - Dù mới bước vào đầu hè, nhưng chỉ trong 3 ngày cuối tuần vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận 3 bệnh nhi đuối nước nghiêm trọng, nguy kịch tính mạng. Đuối nước ở trẻ em thường là hậu quả do sự hiếu động của trẻ nhỏ, sự bất cẩn của người lớn khi trông trẻ và hệ thống sông ngòi, ao hồ, bể bơi... chưa đảm bảo điều kiện an toàn.
Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.