Tiêm filler có thực sự an toàn?

Chia sẻ

Làm đẹp nói chung và tiêm filler nói riêng là một nhu cầu hết sức chính đáng của các chị em để cải thiện ngoại hình của mình. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn can thiệp bất cứ thủ thuật, hay phẫu thuật nào trên cơ thể, chị em cần tìm hiểu kỹ xem có thực sự phù hợp, cần thiết với mình hay không?

Tiêm filler là một thủ thuật ngoại khoa. Vì vậy, nó có chỉ định, chống chỉ định và có những nguy cơ biến chứng nhất định. Thực tế đã ghi nhận không ít ca biến chứng do làm đẹp không an toàn như: mù mắt do tắc mạch; nhiễm trùng vùng ngực dẫn đến nhiễm trùng máu, phải cắt bỏ toàn bộ tuyến vú. Nguyên nhân chính là bệnh nhân tiêm ở cơ sở không phép; người thực hiện không phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, không được đào tạo về tạo hình - thẩm mỹ hoặc da liễu, không được đào tạo một cách bài bản về filler, không được học về các biến chứng của tiêm filler cũng như cách để phòng tránh các biến chứng này.

Vì vậy, để đẹp một cách an toàn, trước khi quyết định tiêm filler các chị em nên cân nhắc và tìm hiểu thật cẩn trọng. Các cơ sở được cấp phép không thể là các SPA, chăm sóc da hay các cơ sở cắt tóc gội đầu… mà phải là các phòng khám da liễu hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Các cơ sở phải có biển niêm yết ghi rõ là: Phòng khám chuyên khoa, có niêm yết tên cũng như số giấy phép hành nghề của bác sĩ phụ trách. Với những bệnh nhân mới tiêm filler có những biểu hiện của các biến chứng sớm của tắc mạch như mất thị lực, đột quỵ hay yếu nửa người, hoại tử, nhiễm trùng vùng tiêm, thường liên quan đến kỹ thuật tiêm cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lí cấp cứu kịp thời.

Một trường hợp biến chứng vùng mắt do tiêm filler làm đẹp tại cơ sở không được cấp phép.Một trường hợp biến chứng vùng mắt do tiêm filler làm đẹp tại cơ sở không được cấp phép. (Ảnh: Int)

Nhiều trường hợp biểu hiện các biến chứng muộn như nhiễm trùng, viêm loét, vón cục… liên quan đến kỹ thuật tiêm hoặc chất liệu làm đầy không đảm bảo, không được cấp phép, lan tỏa trong mô mềm vùng tiêm. Việc điều trị các biến chứng muộn này thường mất nhiều thời gian và để lại nhiều di chứng cả về mặt chức năng và thẩm mỹ.

Với những bệnh nhân đã tiêm các loại chất làm đầy không rõ nguồn gốc nhưng may mắn chưa xuất hiện các biến chứng thì cũng nên thăm khám định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa tạo hình, thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu. Thông thường, bệnh nhân cần khám, siêu âm, đôi khi cần chụp cộng hưởng từ… để đánh giá tính chất của tổ chức tiêm vào mô, mức độ thâm nhiễm của các chất này đối với các tổ chức xung quanh. Từ đó, các bác sĩ sẽ cân nhắc việc có nên lấy bỏ chất làm đầy này hay không, tiên lượng có lấy bỏ được hết hay không và đánh giá xem cần làm gì để tái tạo lại các mô tổ chức bị viêm, thâm nhiễm.

TS.BS Phạm Thị Việt Dung
Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ,
Bệnh viện Bạch Mai

Tin cùng chuyên mục

Thon gọn hiệu quả cần lộ trình, dinh dưỡng hợp lý

Thon gọn hiệu quả cần lộ trình, dinh dưỡng hợp lý

(PNTĐ) -Kiểm soát cân nặng nhất là ở người thừa cân không chỉ giúp cơ thể chúng ta có vóc dáng thon gọn, mà còn là giải pháp giúp bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh như: xương khớp, tim mạch, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp... Tuy nhiên, nếu kiểm soát bằng việc ép cân hay tập thể dục cường độ mạnh không phải lựa chọn hiệu quả, thậm chí gây hại cho sức khỏe.
Hà Nội khắc phục những tồn tại trong công tác y tế cơ sở, y tế dự phòng

Hà Nội khắc phục những tồn tại trong công tác y tế cơ sở, y tế dự phòng

(PNTĐ) - Chiều 6/3, đoàn giám sát của Quốc hội khóa XV do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Trưởng đoàn giám sát dẫn đầu đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.
Theo đuổi lối sống healthy đơn giản, tiện lợi theo cách của người trẻ

Theo đuổi lối sống healthy đơn giản, tiện lợi theo cách của người trẻ

(PNTĐ) - Một lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn uống healthy luôn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có lẽ ai cùng biết được điều này nhưng theo đuổi được lại là một câu chuyện thử thách. Thế nhưng, giới trẻ Việt đã tìm ra sản phẩm tiện lợi giúp hành trình theo đuổi lối sống lành mạnh trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Dinh dưỡng cho trẻ tổn thương bỏng

Dinh dưỡng cho trẻ tổn thương bỏng

(PNTĐ) - Bỏng là tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là trẻ ở độ tuổi từ 3-5 tuổi. Lứa tuổi này trẻ rất hiếu động, tò mò khám phá thế giới, nhưng chưa hiểu hết về sự nguy hiểm trong các hành động của mình.
Phương pháp thủy tinh hóa mới, tối ưu hiệu quả trữ noãn trong điều trị hiếm muộn

Phương pháp thủy tinh hóa mới, tối ưu hiệu quả trữ noãn trong điều trị hiếm muộn

(PNTĐ) -Phương pháp thủy tinh hóa ngày nay đã có sự cải tiến nhất định. Với việc đặt bệnh nhân là trung tâm, nhờ áp dụng những cải tiến của phương pháp thủy tinh hóa mới, tỷ lệ sống của noãn sau khi rã đông đã lên tới hơn 90%. Từ đó, đảm bảo cho bệnh nhân có một chu kỳ hỗ trợ sinh sản tự tin hơn khi tiến hành lưu trữ trứng/noãn.