TP. Hồ Chí Minh: Hướng dẫn người dân tự test nhanh Covid-19

Chia sẻ

Ngày 22/8, một số quận, huyện ở TP.HCM đã bắt đầu thực hiện thí điểm cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 (test nhanh COVID-19) tại nhà. Theo đó cán bộ y tế quận, huyện sẽ phối hợp với UBND các xã, phường đến nhà người dân hướng dẫn cụ thể các bước và quy trình, sau đó cho mọi người tự tiến hành test nhanh tại chỗ.

 

Các phường tổ chức đến một số hộ gia đình thí điểm hướng dẫn làm test nhanh COVID-19 tại nhà.Các phường tổ chức đến một số hộ gia đình thí điểm hướng dẫn làm test nhanh COVID-19 tại nhà. (Ảnh: BYT)

Có mặt tại một số điểm hướng dẫn test nhanh tại phường 13,14, Quận 3, bà Phạm Thị Bích Hạnh, Trưởng khoa Xét nghiệm Trung tâm Y tế Quận 3 cho biết, UBND các phường sẽ chọn hộ gia đình thuộc vùng vàng, cam, đỏ để thực hiện thực hiện test nhanh còn vùng xanh, vùng cận xanh thực hiện PCR gộp. Người dân nào ở vùng test nhanh mới được cấp các test COVID-19.

“Khi cấp test cho các hộ gia đình, họ sẽ làm và báo cáo lại kết quả cho phường, cũng trên danh sách số test được phát chúng tôi có thể quản lý, phát hiện được ca nào dương tính. Việc làm này có ý nghĩa phát hiện và tách F0 sớm để đưa vào diện quản lý và điều trị kịp thời. Chúng tôi hy vọng dịch tại TP.HCM sớm ổn định.

Trước mắt, địa phương, trạm y tế đang chọn đại diện hộ gia đình để tiến hành hướng dẫn làm test nhanh COVID-19. Sau khi sắp xếp ổn định sẽ có lộ trình rõ ràng hơn”, bà Phạm Thị Bích Hạnh cho biết.

Mỗi hộ gia đình cử 1 thành viên tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ thành viên trong gia đình hoặc tự tiến hành lấy mẫu. Là người trực tiếp hướng dẫn người dân test nhanh COVID-19, bạn Đinh Ngọc Vũ Đạt (sinh viên năm 3, trường Đại học Nguyễn Tất Thành) chia sẻ: “Tôi đã tham gia hỗ trợ phòng chống dịch tại TP.HCM từ tháng 5 đến nay, hiện tại đang được điều động hướng dẫn người dân làm test nhanh tại nhà. Công việc này không quá khó, chỉ cần người dân nắm một chút kỹ thuật sẽ có thể tự thực hiện được.

Bước lấy mẫu rất quan trọng, nó sẽ quyết định kết quả đó có đúng hay không, phải đảm bảo thấm đủ dịch để kiểm tra. Khó khăn của người dân khi lấy mẫu đó là đưa que không đúng vị trí tỵ hầu hoặc lấy không đủ dịch nên kết quả trả về có thể sai. Vì vậy chúng tôi phải hướng dẫn tỉ mỉ, nhắc nhở họ đưa que vào mũi sẽ có 1 điểm G, lúc này chưa vội rút ra mà phải giữ vài giây sau đó mới lấy que ra”.

Sau khi được nhân viên y tế hướng dẫn các bước, quy trình lấy mẫu xét nghiệm nhanh tại nhà, anh Phan Đình Hoàng Phương (phường 14, Quận 3) chia sẻ: “Sau khi được hướng dẫn tận tình, tôi đã hiểu các quy trình. Cách lấy mẫu xét nghiệm cũng khá đơn giản, trước đây ở nhà tôi chỉ thấy người khác làm và chưa dám thử, sau khi được hướng dẫn tôi có thể tự thực hành, mua test để làm cho mọi người trong nhà”.

Theo chỉ đạo mới nhất của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM, TP sẽ xét nghiệm kháng nguyên mẫu đơn cho toàn bộ người dân trong 'vùng cam' và 'vùng đỏ' trong 14 ngày tới.

Các bước thực hiện test nhanh COVID-19 tại nhà:

Bước 1. Chuẩn bị tuýp dung dịch đệm (buffer) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 2. Tiến hành tự lấy mẫu trước gương hoặc thực hiện thao tác lấy mẫu cho các thành viên khác trong hộ gia đình.

Bước 3. Dùng tay xoay đều tăm bông trong tuýp nhựa chứa dung dịch đệm, nhúng que tăm bông lên xuống trong dung dịch đệm (10 lần).

Bước 4. Chuyển tay lên phần thân trên tuýp, bóp chặt và rút từ từ que tăm bông. Đảm bảo vắt sạch toàn bộ dung dịch còn đọng trên đầu tăm bông xuống đáy tuýp.

Bước 5. Đóng chặt nắp màng lọc, lắc đều dung dịch trong tuýp bằng tay (5 lần).

Bước 6. Ghi tên mỗi thành viên lên từng khay test tương ứng. Nhỏ 3-5 giọt dung dịch trên vào giếng test (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Bước 7. Đọc KQ sau 15-30 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Trường hợp âm tính (chỉ xuất hiện 1 vạch C): Kết luận mẫu bệnh phẩm của người được lấy mẫu có kết quả âm tính tại thời điểm xét nghiệm.

Trường hợp dương tính (xuất hiện cả 2 vạch C và T): Kết luận mẫu bệnh phẩm của người được lấy mẫu có kết quả dương tính bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên tại thời điểm xét nghiệm.

 THẢO HƯƠNG

 

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.