Tránh lạm dụng đa vitamin

Chia sẻ

PNTĐ-Làm sao chúng ta biết được nhu cầu cơ thể khi nào cần, nhằm tránh việc dùng đa vitamin có gây ra các tác dụng phụ hay không?

 
 Sử dụng đa vitamin (Multivitamins) theo nhu cầu của cơ thể, và theo các mục đích khác, như: làm đẹp, giúp mắt sáng, giảm cân, xương khớp khỏe mạnh... Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, làm sao chúng ta biết được nhu cầu cơ thể khi nào cần, nhằm tránh việc dùng đa vitamin có gây ra các tác dụng phụ hay không?
 
 
Giúp tăng cường sức khỏe
 
ThS, BS Đỗ Huy Hoàng (BV Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) cho biết, vitamin được giới khoa học âu yếm gọi là những con kiến thợ luôn bận rộn hỗ trợ, giúp đỡ các enzyme để kích hoạt (xúc tác) các hoạt động sống, như trao đổi chất và hỗ trợ vô số quá trình sinh hóa giải phóng năng lượng từ thực phẩm.
 
Tránh lạm dụng đa vitamin - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
Ít nhất 13 loại vitamin (Vitamin A, C, D, E, K, và 8 vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B4, B5, B6, B12, folate hay còn gọi là acid folic) và 16 khoáng chất (canxi, phốt pho, kali, lưu huỳnh, natri, clo, magiê, sắt, kẽm, đồng, mangan, iốt, selen, molypden, crom và florua) rất cần thiết cho sức khỏe. Nhiều loại vitamin tham gia vào các phản ứng enzyme trong cơ thể, hoặc chức năng như nội tiết tố, các phân tử dẫn truyền tín hiệu, hoặc các yếu tố cấu trúc tế bào…
 
Đa vitamin (tiếng Anh là multivitamins) theo nhu cầu của cơ thể, và theo các mục đích khác, như: làm đẹp, giúp mắt sáng, giảm cân, xương khớp khỏe mạnh... là những sản phẩm bổ sung đường uống thường được sử dụng nhất trên thế giới. Một số người tin rằng đa vitamin có thể cải thiện sức khỏe, hậu quả từ những thói quen ăn uống kém dinh dưỡng, hoặc thậm chí giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Đa vitamin có thể chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất, nhưng hình thức và số lượng khác nhau. Chúng cũng có thể chứa các thành phần khác như dược thảo, acid amin và acid béo… Bởi vì thế, đa vitamin có thể chứa hàm lượng cao hơn hoặc thấp hơn một số chất dinh dưỡng so với quy định của từng quốc gia.
 
Cẩn trọng khi sử dụng
 
Theo ThS, BS Đỗ Huy Hoàng, đa vitamin tồn tại bằng nhiều hình thức, chẳng hạn như thuốc viên, viên nang, kẹo dẻo, bột và chất lỏng. Hầu hết các vitamin tổng hợp nên được uống 1, hoặc 2 lần trong ngày. Đa vitamin có thể dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc, cửa hàng, siêu thị và các nhà bán lẻ trực tuyến khác nhau. Hầu hết là vitamin hòa tan trong nước, vì vậy hầu như bất kỳ dư thừa vitamin nào cũng sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Nhưng những vitamin tan trong chất béo, như vitamin A, D, E, và K - được lưu trữ quá nhiều trong các mô có thể trở nên độc hại ở mức cao.
 
Đối với một số người, vitamin và khoáng chất cung cấp những lợi ích sức khỏe quan trọng. Tuy nhiên, những người uống bổ sung như một “bảo hiểm” nhằm chống lại thói quen ăn uống kém dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ cho sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy, dùng vitamin và khoáng chất bổ sung thậm chí có thể gây hại nhiều hơn đem lại lợi ích. Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo, quá nhiều sắt sẽ làm gia tăng nguy cơ tử vong, lạm dụng vitamin E để da đẹp cũng làm tăng nguy cơ suy tim, hay thừa vitamin A lại gây hại cho xương.
 
Vậy làm thế nào để chúng ta biết các vitamin nào phù hợp với nhu cầu? Theo ThS, BS Đỗ Huy Hoàng, cách tốt nhất là được tư vấn với bác sĩ trước khi bổ sung bất cứ một loại vitamin nào hay là đa vitamin. Bổ sung đa vitamin không thể thay thế cho một chế độ ăn uống cân bằng. Đa vitamin và khoáng chất tổng hợp không cung cấp một giải pháp kỳ diệu cho sức khỏe tổng thể.
 
Các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng - chẳng hạn như trái cây, rau và ngũ cốc - cung cấp nhiều lợi ích hơn là những viên bổ sung đa vitamin. Nhiều loại thực phẩm là nguồn chất xơ phong phú. Một chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp giảm nguy cơ của nhiều bệnh mạn tính, bao gồm táo bón và bệnh tim.
 
Nhiều thực phẩm cũng chứa chất phytochemical - những hoạt chất tự nhiên - giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim, đái tháo đường, ung thư… Thực phẩm giàu chất phytochemical bao gồm: cà rốt, bí ngô, ngô, quýt, cam, rau sống màu xanh thẫm và rau quả có màu đỏ, vàng, gấc, cà chua, bưởi, dưa hấu, ổi, cà rốt, olive, khế, khoai lang, xoài, quýt, đu đủ, quả bơ, đậu Hà Lan, rau chân vịt, cải xoăn, cải xanh, bắp, trứng, vi tảo, nấm, tôm, cá hồi và cua…
 
 
Hồng Nhật

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.