Trường hợp chống chỉ định tiêm vắc-xin

Chia sẻ

Bộ Y tế vừa ban hành quyết định số 5002/QĐ- BYT về việc “Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em”. Theo đó, các trường hợp chống chỉ định tiêm ở trẻ cũng tương tự như ở người lớn.

Cụ thể, sẽ không tiêm cho trường hợp có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc-xin phòng Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc-xin phòng Covid-19; Các trường hợp chống chỉ định theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc-xin (6 thành phần có trong vắc-xin của Pfizer).

Các trường hợp trì hoãn tiêm là trẻ đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển. Trong đó, lưu ý nếu trẻ sốt nhẹ và không có dấu hiệu nguy hiểm thì vẫn tiêm được.

Trường hợp thận trọng khi tiêm là những trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào, rối loạn tri giác, rối loạn hành vi. Các cơ sở tiêm cũng cần lưu ý đến vấn đề tâm lý ở trẻ, có thể xảy ra hội chứng đám đông, hội chứng áo choàng trắng… khi tiêm tập thể cho trẻ. Những trường hợp này không chống chỉ định mà thận trọng khi tiêm.

Ảnh minh họa.Ảnh minh họa. (Ảnh: Hoàng Triều/nlđ)

Một điểm khác trong hướng dẫn này so với hướng dẫn trước đó là khám sàng lọc và tiêm tại bệnh viện cho những trẻ mắc bệnh bẩm sinh, bệnh mãn tính, phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào; Những trẻ khi khám mà nghe tim, phổi bất thường. Khi bác sĩ đánh giá trẻ không cần cấp cứu, can thiệp điều trị ngay thì vẫn tiêm cho trẻ.

Ở phần sàng lọc, bảng kiểm tra trước tiêm chủng vắc-xin Covid-19 đối với trẻ em nêu chi tiết các yêu cầu như: Đo thân nhiệt, nhịp tim. Trong đó, 8 yếu tố mà người khám sàng lọc cần quan tâm, đó là: Hỏi tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc-xin Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc-xin Covid-19; Đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển; Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; Rối loạn tri giác, rối loạn hành vi; Mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu, máu; Nghe tim, phổi bất thường...

Hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ sau khi khám nếu trẻ đủ điều kiện tiêm chủng ngay khi trẻ không có điểm bất thường và không có chống chỉ định tiêm vắc-xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Các phản ứng sau tiêm vắc-xin Pfizer có thể xảy ra gồm: Phản ứng rất phổ biến (trên 10%) như đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm. Phản ứng phổ biến (từ 1/100 đến dưới 1/10): buồn nôn, mẩn đỏ chỗ tiêm.

Phản ứng không phổ biến (≥ 1/1.000 đến <1/100): nổi hạch, mất ngủ, đau tứ chi, khó chịu, ngứa chỗ tiêm. Phản ứng hiếm gặp (≥ 1/10.000 đến < 1/1.000): liệt mặt ngoại biên cấp tính. Phản ứng phản vệ sau tiêm vắc-xin là rất hiếm gặp. Tai biến nặng sau tiêm như viêm cơ tim… rất hiếm gặp.

TS.BS Lê Kiến Ngãi
(BV Nhi Trung ương)

Tin cùng chuyên mục

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.