Vượt qua stress trong “mùa dịch” Covid-19

Chia sẻ

Dịch Covid-19 kéo dài ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, đời sống kinh tế-xã hội người dân, gây nên tình trạng stress tâm lý. Vượt qua tình trạng này, chúng ta cần biết cách đối mặt, giữ vững tinh thần.

Tình trạng stress kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe.Tình trạng stress kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. (Ảnh: T.H)

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của các cá nhân. Đây là một trong 3 thành phần chính cùng với sức khỏe thể chất và xã hội. Tình trạng tinh thần thoải mái, cuộc sống tốt, thích ứng mọi hoàn cảnh cuộc sống sẽ giúp con người có sức khỏe tâm thần tốt.

Tuy nhiên, diễn biến dịch Covid-19 trong những ngày qua gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân, không ít người giảm thu nhập, mất việc làm, nếp sinh hoạt bị đảo lộn, thói quen vui chơi giải trí, du lịch bị thay đổi... khiến một bộ phận không ít người dân trở nên muộn phiền, lo lâu, căng thẳng, bất an...
PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia (BV Bạch Mai) cho rằng, những yếu tố trên có thể dẫn tới phản ứng tâm lý tiêu cực, stress. Ở mức độ nhẹ, con người có thể đối phó được nhưng trường hợp stress mạnh, sốc có thể gây hậu quả lớn, để lại hậu quả trước mắt và lâu dài cho sức khỏe người bệnh.

Hiện nay, nước ta đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch Covid-19. Nhưng trong bối cảnh dịch bệnh trên thế giới còn nhiều bất ổn, PGS.TS Tuấn khuyến cáo chúng ta cần học cách sống chung an toàn với dịch bệnh. Để vượt qua căng thẳng trong mùa dịch, sức mạnh tâm lý là một yếu tố cực kỳ quan trọng, nhất là với người cao tuổi.

Người vốn hay lo âu và cảm thấy cô đơn khi ít có người tâm tình, chia sẻ. Trong thời điểm dịch bệnh, người cao tuổi còn là đối tượng được khuyến cáo không nên ra ngoài, mối quan hệ càng trở nên ít đi. Chưa kể, từ 60 tuổi trở lên, trung bình 1 người cao tuổi có từ 3-5 bệnh lý mắc phải, trong trường hợp nhiễm bệnh Covid-19 thì sẽ nặng hơn.

Vì vậy, PGS.TS Tuấn khuyến cáo người cao tuổi không cần hoạt động cao độ, có thể ở nhà đọc sách, tản bộ. Bên cạnh đó, người thân cần quan tâm trò chuyện với người cao tuổi trong gia đình để họ không cảm thấy lẻ loi, cô đơn.

Với trẻ em, cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc và vui chơi cùng trẻ. Hơn nữa, trẻ em có thể chưa hiểu rõ về Covid-19. Cha mẹ hãy dùng từ ngữ dễ hiểu, nhẹ nhàng để nói chuyện với các em, khuyến khích trẻ thực hành những thói quen lành mạnh thông qua các bài hát và điệu nhảy. Điều này sẽ giúp các em thấy an toàn, vui vẻ hơn.

Ngoài ra, mọi người cũng cần tăng cường hoạt động kết nối trong gia đình: cùng nhau tập thể dục, nấu nướng, làm việc nhà; thực hành lối sống tiết kiệm, không để áp lực về tài chính đổ dồn lên vai một thành viên nào đó. Đây cũng là giải pháp giúp những người kinh doanh hoặc bất cứ ai đang chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế tránh tâm lý bi quan, chán chường, tuyệt vọng... trước rủi ro không ai ngờ tới.

YÊN HƯNG

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.