Xứ lý bệnh hay gặp ở trẻ mầm non, mẫu giáo

Chia sẻ

Trở lại trường học sau một thời gian dài, ngoài Covid-19, trẻ mầm non còn có thể mắc nhiều bệnh khác như bệnh về da, dị ứng, sốt virus, viêm phế quản, rối loạn tiêu hoá, đau mắt đỏ… Bởi vậy, bố mẹ cần lưu ý để kịp thời xử trí, can thiệp, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ.

Trong đó, bệnh về da ở trẻ thường gặp nhất. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ mầm non chưa được hoàn thiện, trẻ chưa có khả năng chống lại các tác động từ môi trường, nhất là bệnh tật.Việc trẻ đi học cả ngày, ăn uống, ngủ trưa cùng nhau, chơi cùng nhau với đồ vật để chung, hoặc côn trùng cắn là yếu tố khiến các bệnh ngoài da có nguy cơ cao hình thành và lây lan.

Bên cạnh đó, cơ thể trẻ độ tuổi mầm non rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng do các tác nhân từ môi trường, chẳng hạn: Không gian sống ẩm thấp, nhiều bụi khói, lông thú vật, thức ăn hải sản, thức ăn nấu không chín kỹ… Dấu hiệu bé bị dị ứng cha mẹ cần lưu ý như nổi mẩn ngứa, đỏ trên da thành từng dải, mảng như mề đay, thậm chí một số bé bị ho, lên cơn hen suyễn, nôn trớ, đau bụng, đi ngoài lỏng.

Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến sốt, sưng một số nơi trên cơ thể, nhất là trên mặt. Bố mẹ cần lưu ý những điều này, theo dõi và hiểu rõ sức khỏe con mình để có biện pháp thích hợp, đưa con đến cơ sở y tế xử trí khi cần thiết.

Ảnh minh hoạ 	Nguồn: IntẢnh minh hoạ   Nguồn: Int

Vào thời điểm giao mùa, các mầm bệnh virus biến đổi phát triển cũng khiến trẻ dễ bị virus, gây viêm hô hấp trên (viêm mũi họng), viêm phế quản xâm nhập qua lây nhiễm từ việc tiếp xúc dùng chung đồ chơi, đồ dùng, mặt phẳng không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là ở trường mẫu giáo.

Biểu hiện bé bị viêm phế quản gồm: Sốt vừa hoặc cao, bỏ ăn, ho có đờm, chảy nước mũi trong, khó thở, đau thắt ngực xương ức. Nếu nhận thấy bé có những triệu chứng này, đưa bé đến bác sĩ ngay. Tránh để bệnh diễn biến nặng hơn, gây suy hô hấp cấp, viêm phổi cấp tính, xẹp phổi… rất nguy hiểm và khó chữa trị.

Trẻ bắt đầu đi học là có sự thay đổi môi trường sinh hoạt từ ở nhà sang ở trường, trẻ ăn uống tại lớp với giờ giấc và thực đơn có thể sai khác với ở nhà. Đó là một yếu tố khiến trẻ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện thường thấy như: Nôn ói nhiều lần, nổi phát ban trên người, bị viêm hạch, mắt đau nhức, sốt. Nguyên nhân gây bệnh là do bé nhiễm virus đường tiêu hóa, nhưng lại không có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Nếu phát hiện con có biểu hiện hoặc được chẩn đoán là rối loạn tiêu hóa do virus, bố mẹ cần cách ly bé ngay; cho bé nghỉ học, ở nhà chăm sóc đặc biệt; tuân thủ lịch tiêm chủng cho bé theo độ tuổi.

Ngoài ra, việc mở rộng môi trường vui chơi, nhất là bé thường xuyên nghịch đất, hoặc chơi để tay bẩn, tiếp xúc sàn nhà bẩn, nhà vệ sinh hoặc các vật dụng không sạch sẽ… nếu không vệ sinh tay chân sạch sẽ, nguy cơ cao trẻ có thể bị nhiễm giun sán. Triệu chứng khi bé bị nhiễm giun kim, giun đũa như bụng phình to lên, sụt cân, suy dinh dưỡng. Nếu được phát hiện sớm và tẩy giun kịp thời, tình trạng này vẫn có thể được cải thiện.

Hầu hết các bệnh trẻ mầm non thường gặp sẽ được chữa lành nếu phát hiện kịp thời, và can thiệp phù hợp. Bởi vậy, cha mẹ nên lưu ý, giúp con chủ động phòng ngừa để tránh hệ lụy không tốt đến với trẻ.

BS Nguyễn Tâm Long
Khoa Nhi, bệnh viện TƯ Quân đội 108

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.