Ảnh hưởng của chế độ ăn với bệnh trứng cá

Bác sĩ nội trú NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG (Bệnh viện Da liễu Trung ương)
Chia sẻ

(PNTĐ) -Trứng cá là một bệnh da viêm với cơ chế bệnh sinh phức tạp. Bên cạnh bốn cơ chế chính là tăng tiết bã nhờn, tăng sừng hóa cổ nang lông, hoạt động của vi khuẩn Cacnes và phản ứng viêm quanh nang lông, nhiều yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến bệnh như yếu tố di truyền, hormone, stress, ô nhiễm môi trường, chế độ ăn và lối sống.

Ảnh hưởng của chế độ ăn với bệnh trứng cá - ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Int

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các sản phẩm sữa ảnh hưởng đến trứng cá thông qua tăng nồng độ yếu tố tăng trưởng giống insulin-1 (IGF-1) trong huyết thanh. IGF-1 kích thích tổng hợp nội tiết tố androgen từ buồng trứng ở nữ và tinh hoàn ở nam, đồng thời ức chế gan tổng hợp globulin liên kết hormone giới tính, dẫn đến tăng nồng độ của androgen tự do. Ngoài ra, sữa bò công nghiệp đã được báo cáo là có nhiều yếu tố tăng trưởng khác, như tiền chất của testosterone, chất này tăng sinh nhân mụn thông qua kích thích sản xuất bã nhờn và tăng sừng hóa của đơn vị nang lông-tuyến bã. 

Acid béo
Acid béo omega-3 đã được chứng minh là làm giảm IGF-1, chất này có liên quan đến tiết bã và bít tắc nang lông. Acid béo omega-3 cũng ức chế tổng hợp leukotriene B4, do đó làm giảm các tổn thương viêm trong mụn trứng cá. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã so sánh chế độ ăn uống bổ sung axit béo omega-3 hoặc axit γ-linoleic trong 10 tuần ở 45 bệnh nhân bị mụn trứng cá nhẹ đến trung bình. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng bổ sung axit béo omega-3 hoặc γ-linoleic làm giảm đáng kể tình trạng trứng cá, cải thiện cả tổn thương viêm và không viêm. Ngược lại, chất béo omega-6 là tiền thân của chất trung gian tiền viêm và có liên quan đến sự phát triển của mụn viêm.

Cà phê và sô-cô-la
Cà phê và sô-cô-la được tin là những tác nhân có ảnh hưởng và làm nặng trứng cá, tuy nhiên, hiện nay chưa có bằng chứng lâm sàng nào về việc sử dụng cà phê hoặc các sản phẩm có chứa caffein có thể gây ra hoặc làm nặng tình trạng trứng cá của bệnh nhân.

Kẽm
Kẽm là một vi chất thiết yếu cho sự phát triển và hoạt động của làn da con người. Tác dụng của kẽm trong cơ chế bệnh sinh của trứng cá bao gồm kìm khuẩn C. acne, giảm sản xuất các cytokin tiền viêm và TNF-α. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra bệnh nhân trứng cá có nồng độ kẽm huyết thanh thấp hơn người bình thường.

Vitamin A
Nghiên cứu của Kligman và cộng sự năm 1998 cho thấy việc bổ sung vitamin A (retinol) bằng đường uống có hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá khi sử dụng liều cao (300 000 U/ ngày đối với phụ nữ và 400 000–500 000 U/ ngày đối với nam giới), ít tác dụng phụ. Tác dụng phụ duy nhất quan sát được là khô da và khô môi.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị quốc tế về “Quản lý đường thở WAAM” lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về “Quản lý đường thở WAAM” lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

(PNTĐ) - Hội nghị WAAM kéo dài 2 ngày, với phiên 6 làm việc, được tổ chức ngày 13/4 tại BVĐK Hồng Ngọc và ngày 14/4 tại BV Hữu Nghị Việt Đức, thu hút gần 600 y bác sĩ tham dự trực tiếp và 1000 bác sĩ tham dự trực tuyến. Tại Hội nghị, các khách mời đã được nghe một số tham luận tính thực tiễn cao như: Quản lý đường thở của u thanh quản, Đánh giá trước phẫu thuật đường thở khó, Hiệu quản dự trữ oxy, Rút ống nội khí quản khó, Đường thở khó ở trẻ em...