Các bác sĩ tiếp xúc với bệnh nhân số 237 có kết quả xét nghiệm như thế nào?

Chia sẻ

Ngày 3/4, ngay sau khi nắm được thông tin bệnh nhân 237 mắc Covid-19, 86 y bác sĩ tại các bệnh viện (Việt Pháp, Đức Giang, Huyết học và Truyền máu TƯ) có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân đã được cách ly, lấy máu xét nghiệm sàng lọc.

Kết quả, tất cả các y, bác sĩ có tiếp xúc gần với bệnh nhân (F1 và F2) bước đầu đã có kết quả âm tính. Đây là tin mừng không chỉ với các y, bác sĩ, bệnh viện mà còn với người bệnh đang điều trị tại bệnh viện.

Dù có kết quả âm tính, những trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân 237 vẫn thực hiện cách ly theo quy định.Dù có kết quả âm tính, những trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân 237 vẫn thực hiện cách ly theo quy định. (Ảnh: Int)

Thông tin với báo giới sáng 4/4, BS Nguyễn Văn Thường - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cho biết: Theo kết quả xét nghiệm ban đầu, 15 nhân viên y tế tiếp xúc gần với ca mắc Covid-19 thứ 237 (BN 237) đã có kết quả âm tính. Trước đó, khi nắm được thông tin BN 237 mắc Covid-19, bệnh viện đã lập tức sàng lọc, các ly những người tiếp xúc gần bệnh nhân; chuyển hoạt động khoa Cấp cứu sang nơi khác, sau đó tiến hành phun khử trùng, khử khuẩn theo quy định của Bộ Y tế và phong tỏa khu vực này. Cũng theo BS Thường, là đơn vị được giao thu dung bệnh nhân mắc Covid-19, từ 28/3, 100% nhân viên y tế của bệnh viện đều thực hiện đeo khẩu trang y tế, đội mũ chống giọt bắn, đảm bảo an toàn khi đón tiếp bệnh nhân, khám chữa bệnh.

Cũng trong ngày 4/4, đại diện BV Việt - Pháp cũng thông tin: Ngay khi biết thông tin về BN 237, bệnh viện đã lập danh sách và cách ly các nhân viên y tế, điều dưỡng và hành chính khoa cấp cứu của Bệnh viện có tiếp xúc với bệnh nhân này. Tới 4/4, 22 nhân viên y tế tiếp xúc gần với BN 237 đều đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên, theo đúng quy định, 22 nhân viên này sẽ tuân thủ cách ly trong vòng 2 tuần, kể từ ngày tiếp xúc với bệnh nhân.
Tại BV Huyết học và Truyền máu Trung ương, TS.BS Bạch Quốc Khánh vui mừng thông báo: Trưa 4/4, viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã thông kết quả xét nghiệm cho 45 người là F1 của Viện âm tính lần 1 với virus SARS-CoV2.

Hiện nay, Viện đã báo cáo Bộ Y tế cho phép trong thời gian cách ly hoàn toàn khoa Ghép tế bào gốc, hoạt động điều trị tại khoa vẫn diễn ra bình thường do các nhân viên của khoa thực hiện. Đồng thời mọi hoạt động chuyên môn tại các đơn vị khác của Viện được hoạt động bình thường vì Viện là tuyến cuối về chẩn đoán và điều trị bệnh máu, đồng thời phải đảm bảo cung cấp máu và chế phẩm máu cho 170 bệnh viện tại 25 tỉnh, thành phố.

Trước đó, Viện đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và triển khai các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nên hoàn toàn chủ động khi tiếp nhận bệnh nhân nói trên. Viện đã quán triệt nhân viên y tế sử dụng trang thiết bị bảo hộ theo quy định; nhắc nhở bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách ra vào Viện đeo khẩu trang; bố trí dung dịch rửa tay nhanh ở các vị trí; lên phương án cách ly, phân luồng trong trường hợp có bệnh nhân hoặc người đến Viện có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm COVID-19…

Bệnh nhân – người nhà bệnh nhân và người hiến máu là hai đối tượng độc lập, đã đượcViện triển khai phân luồng lối đi riêng biệt ngay từ khi vào Viện. Toàn bộ việc khám, điều trị cho bệnh nhân nói trên và các bệnh nhân khác được thực hiện ở tòa nhà riêng biệt, độc lập với tòa nhà Trung tâm Máu quốc gia, nên giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm cho người đến hiến máu tại Viện và nhân viên của Trung tâm Máu quốc gia. Nhân viên tham gia vào công tác khám, điều trị và nhân viên tiếp nhận máu cũng là 2 nhóm tách biệt.

Viện cũng đã triển khai trang bị và sản xuất mặt nạ che giọt bắn cho các đơn vị, đặc biệt là ở các khoa lâm sàng và nhân viên tham gia tiếp nhận máu. Viện sẽ tiếp tục sản xuất và trang bị mặt nạ che giọt bắn cho cả những người đến tham gia hiến máu.

Thảo Hương

Tin cùng chuyên mục

​  Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

​ Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

(PNTĐ) - UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Theo đó, để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Sở Y tế theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch trên địa bàn thành phố; có giải pháp khắc phục kịp thời các khó khăn, tồn tại; tham mưu UBND thành phố các văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố kịp thời, phù hợp, không để dịch lây lan, bùng phát.
Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

(PNTĐ) - 790 người cao tuổi phường Bồ Đề được hướng dẫn bài thể dục tránh ngã. Đây là chương trình thuộc dự án "Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số áp dụng mô hình Tsuyama" (JICA). Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức về già hóa dân số, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.