Cần mạnh tay hơn dẹp bỏ phòng khám Trung Quốc lừa đảo bệnh nhân

Chia sẻ

PNTĐ-Theo Bộ Y tế, tính đến 29/6/2012, Hà Nội chỉ có… 7 người Trung Quốc hành nghề chữa bệnh ở 5 cơ sở. Tuy nhiên, HN lại có tới 13 phòng khám có yếu tố nước ngoài đang hoạt động.

 
Đủ kiểu móc túi bệnh nhân
 
Ngày 20/6/2012, ông B.H (78 tuổi, ở Thanh Xuân) tới phòng khám 59 Khương Trung để điều trị tiền liệt tuyến. Tại đây, ông được BS Lý Phương Pháp (người Trung Quốc) tiếp nhận điều trị theo phác đồ: điều trị sóng ngắn 30 phút, truyền dịch levofloxacin 200ml, tinidazole 100ml, uống thuốc benzamin (1 hộp), finasteride (1 hộp)… Tất cả đều là thuốc của Trung Quốc không có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, không tem, không giá bán. “Ngoài tiền thuốc hết 1.725.000 đồng, tôi phải trả tiền sóng ngắn – truyền thuốc kháng sinh… trong vòng 12 ngày mất thêm 16 triệu đồng nữa”, ông H kể. Chắc mẩm đã được hưởng phương pháp điều trị tốt nhất, không ngờ, khi gặp một số bác sĩ Việt, ông H ngã ngửa khi biết rằng, việc truyền kháng sinh trong trường hợp của ông là không cần thiết.
 
Cần mạnh tay hơn dẹp bỏ phòng khám Trung Quốc lừa đảo bệnh nhân - ảnh 1
Phòng khám Maria - “địa chỉ” hay được nhắc đến với nhiều vi phạm
thời gian gần đây
 
“Theo kết quả siêu âm và bệnh án, bệnh tuyền liệt tuyến của tôi chỉ ở giai đoạn phình to (phì đại), gây ra đái dắt, tiểu đêm nhiều lần chứ không phải viêm gây sốt, đái buốt, ra máu… Sử dụng quá nhiều kháng sinh như vậy là quá liều và có mục đích tăng tiền điều trị của người bệnh”, ông H bức xúc.
 
Còn chị Ng.T.T (30 tuổi, ở Hưng Yên) điều trị polyp mũi tại phòng khám Đa khoa Việt Hải (709 Giải Phóng), có người Trung Quốc hành nghề cũng gặp cảnh tương tự. Tin lời quảng cáo, chị đã tới khám với chi phí “cắt cổ”: 20.000 đồng mua sổ khám bệnh (bệnh nhân không được giữ); 450.000 đồng/lần khám; mua thuốc nhỏ mũi 450.000 đồng/lọ (không được biết là thuốc gì vì nhãn mác đã bị xé bỏ), tiền mổ 2,6 triệu đồng, tiền truyền 3 chai dịch, chiếu tia hồng ngoại và 5 viên thuốc… hết 1,5 triệu đồng… Tổng cộng, chỉ trong 3 ngày, chị T đã mất 10 triệu đồng mà bệnh không khỏi.
 
Thanh tra Sở Y tế HN cũng nhận được khiếu nại từ một nữ công nhân. Sau 4 ngày điều trị viêm lộ tuyến tử cung tại phòng khám Maria (trên đường Thái Thịnh, Hà Nội, có bác sĩ Trung Quốc hành nghề) chị này đã chi hết 12 triệu đồng. Nếu điều trị hết liệu trình tổng chi phí có thể lên đến 40 triệu đồng.
 
Trong khi đó, chi phí chữa bệnh này ở các bệnh viện công chưa đến 1 triệu đồng. Mặc dù chưa giải quyết xong vụ việc này, thì đến ngày  14/7, tại phòng khám đa khoa Maria, chị Nguyễn Thị Thu Phong (SN 1978, ở nhà 65 tổ 7, đường Quang Trung, phường La Khê, Hà Đông) đã bị tử vong. Toàn bộ hồ sơ bệnh án của chị Phong đã bị phía phòng khám thu và giấu đi.
 
Ngày 16/7, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết: “Hiện dù chưa có kết quả giám định pháp y thi thể của chị Phong nhưng theo thông tin sơ bộ ban đầu thì nạn nhân đến đây khám và điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Sở Y tế Hà Nội đã đình chỉ hoạt động phòng khám Maria để phục vụ cho công tác điều tra”. 2 bác sĩ Trung Quốc là người điều trị chính cho nạn nhân bỏ trốn tại nơi cư trú. CQĐT đã ra lệnh cấm xuất cảnh đối với 2 bác sĩ này.

Vi phạm nghiêm trọng, xử phạt… nhẹ nhàng
 
Thống kê trên địa bàn HN hiện có 13 phòng khám có yếu tố nước ngoài, trong đó có phòng khám Trung Quốc với 17 bác sĩ nước ngoài tham gia khám chữa. Điều đáng nói là đa phần phòng khám này đều do người Việt đứng tên nhưng bác sĩ Trung Quốc lại trực tiếp điều hành, khám bệnh... Thống kê từ Bộ Y tế còn cho thấy, Hà Nội chỉ có 7 người Trung Quốc hành nghề ở 5 cơ sở, ít hơn nhiều so với số phòng khám đang “trưng biển”. Lý giải về điều này, đại diện Bộ Y tế cho rằng, đây là những người được cấp phép hoạt động, còn số không phép trên địa bàn, Bộ “không biết”(!) mà do Sở y tế các tỉnh, thành kiểm tra, giám sát.
 
Theo tiết lộ của một người làm trong lĩnh vực y tế, nhiều phòng khám dùng chiêu liên kết và hoán đổi bác sĩ Trung Quốc cho nhau.  
 
Lật giở hồ sơ những vụ các phòng khám có yếu tố nước ngoài tại HN cho thấy: trong 6 tháng đầu 2012, Sở Y tế Hà Nội đã xử phạt 4/13 phòng khám tại HN với số tiền khiêm tốn là trên 53 triệu đồng - chẳng thấm là bao so với số tiền mà phòng khám “chặt chém” của một bệnh nhân. Ngoài ra, Thanh tra Sở cũng mới chỉ tạm đình chỉ hành nghề 2 bác sĩ Trung Quốc khám chữa bệnh về sản phụ khoa, trĩ vì hành nghề khi chưa có giấy phép.
 
Phong Linh

Tin cùng chuyên mục

Sữa giả hoành hành: Lộ bất cập trong công bố sản phẩm thực phẩm

Sữa giả hoành hành: Lộ bất cập trong công bố sản phẩm thực phẩm

(PNTĐ) - Vừa qua, vụ sản xuất và buôn bán sữa bột giả quy mô lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận đã gây chấn động dư luận. Vụ việc này làm dấy lên nhiều câu hỏi về hiệu quả của chính sách "tự công bố sản phẩm" và những lỗ hổng trong công tác quản lý an toàn thực phẩm tại Việt Nam.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới hệ thống y tế thông minh, hiện đại

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới hệ thống y tế thông minh, hiện đại

(PNTĐ) - Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, thời gian qua, ngành Y tế Hà Nội đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong mọi hoạt động, từ quản trị bệnh viện đến quản lý hồ sơ bệnh án, từng bước xây dựng một hệ thống y tế thông minh, hiện đại và chuyên nghiệp.
Bệnh viện Ba Vì nâng tầm chuyên môn Nội khoa

Bệnh viện Ba Vì nâng tầm chuyên môn Nội khoa

(PNTĐ) - Ngày 9/4, Bệnh viện Đa khoa Ba Vì phối hợp với Hội Nội khoa thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học chuyên ngành Nội khoa với chủ đề: “Bệnh viêm loét dạ dày và viêm gan do vi rút”. Sự kiện là bước đi quan trọng nhằm tăng cường trao đổi chuyên môn, cập nhật kiến thức y học hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn.
Điều trị thành công bệnh nhân cao tuổi tắc động mạch phổi cấp biến chứng sốc

Điều trị thành công bệnh nhân cao tuổi tắc động mạch phổi cấp biến chứng sốc

(PNTĐ) - Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Hữu Nghị, vừa điều trị thành công một bệnh nhân bị tắc động mạch phổi cấp có biến chứng suy hô hấp và rối loạn huyết động (sốc). Nhờ áp dụng kỹ thuật tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, bệnh nhân đã được tái thông mạch phổi kịp thời, tránh được các biến chứng nguy hiểm.