Dính buồng tử cung, phương pháp điều trị nào hiệu quả?

QUANG ÁNH
Chia sẻ

(PNTĐ) -Điều trị dính buồng tử cung hiện vẫn còn là một thách thức của chuyên ngành phụ khoa và hỗ trợ sinh sản do khả năng tái dính cao, có thể lên tới 48% - 70%. Với kỹ thuật bơm gel chống dính kết hợp liệu pháp hormone sau phẫu thuật tách dính buồng tử cung hiện nay được coi là phương pháp hiệu quả giúp giảm tỷ lệ tái dính, tăng cơ hội mang thai cho bệnh nhân.

Tổn thương thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản

Dính buồng tử cung là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, sảy thai…Tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, nhiều trường hợp đến khám phát hiện dính buồng tử cung.

Trường hợp vợ chồng chị Nguyễn Thị P, đến khám vì vô sinh, bệnh nhân đã có một con, sau đó bị lưu thai hai lần khi thai 8 - 10 tuần, phải hút thai. Trong suốt 10 năm tiếp theo, bệnh nhân không thể có thai trở lại. Hai vợ chồng đã đi khám tại nhiều cơ sở khác nhau, phát hiện vợ bị dính buồng tử cung.

Chị P đã được tiến hành phẫu thuật tách dính buồng tử cung ba lần tại hai bệnh viện khác nhưng không thành công, thậm chí, sau mỗi lần mổ, buồng tử cung của chị còn bị dính nhiều hơn. Hai vợ chồng đến khám và mong muốn được phẫu thuật thêm một lần nữa với tâm thế thử tìm vận may, cũng không hy vọng quá nhiều sẽ thành công.

Dính buồng tử cung, phương pháp điều trị nào hiệu quả? - ảnh 1
Ths.BS Trịnh Thị Thúy (bìa trái) thăm khám cho vợ chồng hiếm muộn 

Bác sĩ xét thấy trường hợp của chị P, buồng tử cung bị dính ở vị trí giữa buồng, với diện tích dính chiếm khoảng trên 1/3 buồng tử cung, dải dính dày, phân loại mức độ dính: trung bình. Bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi buồng tử cung tách dính kết hợp bơm gel chống dính.

Kết quả, sau hai chu kỳ kinh, chụp lại tử cung vòi trứng, buồng tử cung hoàn toàn bình thường, không có hiện tượng tái dính. Vì hai vợ chồng đã trên 35 tuổi, chất lượng tinh trùng của chồng kém, nên hai anh chị đã quyết định thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và may mắn nay đã sinh em bé khỏe mạnh.

ThS.BS Trịnh Thị Thúy - Chuyên khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, dính buồng tử cung là tổn thương thường gặp ở các chị em đang trong độ tuổi sinh sản. Hiện tượng này xảy ra khi niêm mạc buồng tử cung bị mất đi khiến lớp dưới niêm mạc ở hai bên thành tử cung lộ ra, tạo nên các dải dính, ngăn chặn sự tái tạo bình thường của nội mạc tử cung sau mỗi chu kì kinh nguyệt.

"Dính buồng tử cung là biến chứng hay gặp sau khi nạo, hút thai; thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật can thiệp vào buồng tử cung hoặc do lao sinh dục…Khi buồng tử cung bị dính sẽ làm cho diện tích buồng tử cung hẹp lại, ngăn cản sự làm tổ của phôi thai. Có khoảng 1.5 - 3% bệnh nhân được chẩn đoán vô sinh - hiếm muộn là do nguyên nhân này"- ThS. BS Thúy cho hay.

Sớm phát hiện và điều trị kịp thời

Theo ThS.BS Trịnh Thị Thúy , dính buồng tử cung mức độ nhẹ thường không có triệu chứng nhận biết, chỉ phát hiện tình cờ khi siêu âm tử cung phần phụ với dấu hiệu niêm mạc tử cung mất sự liên tục hoặc khi bệnh nhân siêu âm bơm nước, siêu âm 3D buồng tử cung, hay chụp X-quang tử cung vòi trứng thấy dính.

Nếu dính buồng tử cung từ trung bình đến nặng, triệu chứng phổ biến nhất là lượng máu kinh đột ngột ra ít hoặc vô kinh sau một can thiệp vào buồng tử cung như: nạo hút thai, nạo polyp hoặc nạo niêm mạc buồng tử cung. Nếu bệnh nhân bị dính hoàn toàn ống cổ tử cung, sẽ có hiện tượng bế kinh (khi hành kinh, máu kinh bị ứ lại trong buồng tử cung, không thoát ra ngoài âm đạo được).

Dính buồng tử cung, phương pháp điều trị nào hiệu quả? - ảnh 2

ThS.BS Trịnh Thị Thúy thực hiện bơm gel chống dính phòng tái dính buồng tử cung sau phẫu thuật

Điều trị dính buồng tử cung có thể bằng phương pháp nong buồng tử cung tách dính hoặc phẫu thuật soi buồng tử cung cắt dính. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị vẫn còn là một thách thức của chuyên ngành phụ khoa và hỗ trợ sinh sản do khả năng tái dính cao, có thể lên tới 48% - 70%.

Do đó, để nâng cao hiệu quả điều trị, tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã tiên phong áp dụng kỹ thuật bơm gel chống dính vào buồng tử cung sau phẫu thuật, kết hợp với liệu pháp hormone. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật ngắn, chỉ từ 2-3 ngày. Rất nhiều bệnh nhân dính buồng tử cung với hiệu quả điều trị cao, tỷ lệ tái dính sau phẫu thuật thấp.

Theo thống kê, có khoảng 70% - 80% bệnh nhân đã được điều trị thành công bằng phương pháp này, bệnh nhân không bị tái dính buồng tử cung sau phẫu thuật. Tỷ lệ có thai sau phẫu thuật đạt tới 50-60%. Bệnh nhân hoàn toàn có khả năng có thai tự nhiên sau phẫu thuật tách dính nếu những vấn đề sức khỏe sinh sản khác của hai vợ chồng bình thường: vòi tử cung thông, có hiện tượng phóng noãn và chất lượng noãn bình thường, số lượng và chất lượng “con giống” bình thường…

BSThúy cho biết, hiện nay có rất nhiều phương tiện để tiến hành khám và phát hiện các trường hợp dính buồng tử cung như: siêu âm đầu dò âm đạo, chụp X-quang tử cung vòi trứng (HSG) hoặc siêu âm bơm nước buồng tử cung vào đầu chu kỳ kinh (sạch kinh 2-5 ngày), siêu âm 3D buồng tử cung vào nửa sau chu kỳ kinh.

Vì vậy, nếu các cặp vợ chồng bị vô sinh - hiếm muộn hoặc chuẩn bị mang thai nhưng trước đó từng can thiệp nạo hút buồng tử cung, có thể đến khám và tiến hành các biện pháp thăm dò trên để phát hiện sớm dính buồng tử cung và điều trị kịp thời.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thuốc lá và ung thư vú, những nguy cơ tiềm tàng

Thuốc lá và ung thư vú, những nguy cơ tiềm tàng

(PNTĐ) - Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất và thuộc một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến ung thư trên toàn thế giới. Hút thuốc liên quan đến nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn ở một số người. Bởi, một số hóa chất trong thuốc lá có thể dẫn đến sự phát triển tế bào không kiểm soát được trong cơ thể.
BV Hữu Nghị: Mang âm nhạc, niềm vui và yêu thương tới người bệnh

BV Hữu Nghị: Mang âm nhạc, niềm vui và yêu thương tới người bệnh

(PNTĐ) - Trong không khí ấm áp, tràn đầy cảm xúc, sự thăng hoa, những lời ca, tiếng hát của các ca sĩ, nghệ sĩ qua chương trình thiện nguyện "Mang âm nhạc đến bệnh viện" tại Bệnh viện Hữu Nghị vào chiều 21/11, như liều thuốc chữa lành, sợi dây gắn kết yêu thương giữa bệnh nhân, bác sĩ.
Tăng cường phổ biến thông tin về bệnh Tan máu bẩm sinh

Tăng cường phổ biến thông tin về bệnh Tan máu bẩm sinh

(PNTĐ) - Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.
Cảnh báo suy hô hấp do mắc sởi

Cảnh báo suy hô hấp do mắc sởi

(PNTĐ) - Bệnh nhân nam, N. V. T,  56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.