Trao thẻ hiến tặng mô, tạng cho gần 500 bác sĩ viện Huyết học-Truyền máu Trung ương

Chia sẻ

PNTĐ-Sau gần 2 tuần tổ chức phát động, đã có gần 500 công chức, viên chức của Viện Huyết học–Truyền máu Trung ương hưởng ứng phong trào hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não...

 
Trao thẻ hiến tặng mô, tạng cho gần 500 bác sĩ viện Huyết học-Truyền máu Trung ương - ảnh 1
GS Trịnh Hồng Sơn trao thẻ hiến tạng cho cán bộ, nhân viên
 y tế của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương
 
Tiếp nối thành công của chương trình "Chung tay vì sự sống", từ năm 2015, 2016, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, Hội vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người Việt nam và viện Huyết học - Truyền máu Trung ương lần đầu tiên tổ chức chương trình phát động phong trào đăng ký hiến tặng mô, tạng vì mục đích cứu người nhân đạo trong đội ngũ công chức, viên chức của viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, một trong các cơ sở y tế luôn đi đầu trong các phong trào thiện nguyện xã hội cứu giúp người bệnh. Sau gần 2 tuần tổ chức phát động, đã có gần 500 công chức, viên chức của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương hưởng ứng phong trào và đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não, trong đó đa số là người đăng ký hiến đa tạng để cứu chữa người bệnh và phục vụ nghiên cứu khoa học. Đây là việc làm nhân văn, thiết thực, góp phần nhân thêm sự sống con người.
 
GS. Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết, hiện khó khăn lớn nhất của ngành ghép tạng nước ta hiện nay là khan hiếm nguồn cung, số người đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi qua đời còn rất ít ỏi. Chưa kể hệ thống tư vấn, đăng ký hiến tặng mô, tạng tại các bệnh viện ghép tạng, cơ sở y tế trong cả nước còn thiếu thốn. Do vậy thời gian qua Trung tâm đã tiến hành nhiều biện pháp vận động người dân tham gia đăng ký hiến mô, tạng sau khi qua đời. Tuy nhiên, tính đến ngày 23/7/2017 tổng người đăng ký hiến tạng sau khi qua đời trên cả nước mới đạt 7.400 người. Ngay cả khi cá nhân đã đăng ký nhưng gia đình không đồng ý, bệnh viện cũng không thể tiến hành lấy mô, tạng của họ.
 
GS. Sơn mong rằng sớm có ngày hội đăng ký hiến mô, tạng để tuyên truyền, vận động người dân cả nước hiểu và ủng hộ hoạt động này như vận động hiến máu nhân đạo. Tuy nhiên, khác so với vận động hiến máu, để thay đổi nhận thức của người dân trong việc hiến tạng sau khi chết, chết não là việc không hề đơn giản và gặp nhiều rào cản từ tâm lý người dân, từ nhân thân người chết, chết não.
 
Yên Hưng

Tin cùng chuyên mục

​  Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

​ Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

(PNTĐ) - UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Theo đó, để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Sở Y tế theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch trên địa bàn thành phố; có giải pháp khắc phục kịp thời các khó khăn, tồn tại; tham mưu UBND thành phố các văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố kịp thời, phù hợp, không để dịch lây lan, bùng phát.
Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

(PNTĐ) - 790 người cao tuổi phường Bồ Đề được hướng dẫn bài thể dục tránh ngã. Đây là chương trình thuộc dự án "Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số áp dụng mô hình Tsuyama" (JICA). Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức về già hóa dân số, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.