Hội LHPN quận Thanh Xuân:

Tổ chức hội nghị tập huấn “Kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới và phòng chống xâm hại trẻ em”

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Vừa qua, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã tổ chức thành công Hội nghị tập huấn “Kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới và phòng chống xâm hại trẻ em” cho các cán bộ chuyên trách và các báo cáo viên, tuyên truyền viên Hội LHPN quận và cơ sở.

Hội nghị nằm trong chương trình thực hiện Kế hoạch số 321/KH UBND ngày 29/12/2021của UBND Thành phố về “Phổ biến Giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố năm 2022”; Kế hoạch số 36/KH - UBND ngày 27/01/2022 của UBND TP Hà Nội; Kế hoạch số 10/KH-BTV ngày 11/2/2022 của Hội LHPN quận Thanh Xuân về Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn quận Thanh Xuân năm 2022 và thực hiện chương trình phố hợp giữa Hội LHPN Hà Nội và tổ chức Plan International Việt Nam.

Tổ chức hội nghị tập huấn “Kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới và phòng chống xâm hại trẻ em” - ảnh 1
Báo cáo viên trình bày tại Hội nghị

Tại Hội nghị tập huấn, báo cáo viên Hội nghị đã chia sẻ kiến thức về định kiến giới, khuôn mẫu giới, hậu quả của khuôn mẫu giới và định kiến giới là bất bình đẳng giới trong gia đình và xã hội; các hình thức xâm hại, quấy rối tình dục phụ nữ, trẻ em và cách phòng tránh xâm hại, quấy rối tình dục trẻ em…

Theo đó, hậu quả của bất bình đẳng giới ngoài việc bị tổn thương cơ thể, sức khỏe suy giảm, phụ nữ và trẻ em gái có thể mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai nhiều lần, dẫn tới những biến chứng sức khỏe, mắc các bệnh về đường tình dục. Người bị bạo lực có thể sẽ che giấu tình trạng bị bạo lực, sống cam chịu, chấp nhận bạo lực, tự kỳ thị bản thân, tự nhận lỗi về mình. Về mặt tâm lý, người bị bạo hành thường xuyên lo sợ, bất an, buồn, xấu hổ, tự ti, sống khép kín, trầm cảm, cô lập, ít giao tiếp, thậm chí có thể tìm tới chất kích thích… Bên cạnh đó, hành vi quấy rối, xâm hại phụ nữ trẻ em để lại hậu quả nặng nề cho nạn nhân như tổn thương thể chất, tâm lý, ảnh hưởng học tập…; gia đình bị kỳ thị, cảm giác đau khổ tội lỗi; gia tăng các vấn đề xã hội, hủy hoại văn hóa truyền thống…

Tổ chức hội nghị tập huấn “Kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới và phòng chống xâm hại trẻ em” - ảnh 2
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Để phòng chống xâm hại, quấy rối trẻ em, gia đình và chính trẻ em cần có kiến thức để nhận diện được hành vi, nguy cơ quấy rối xâm hại tình dục; có kỹ năng phòng, chống quấy rối/xâm hại tình dục (không im lặng: cảnh báo, lên tiếng, tố cáo); truyền thông/tuyên truyền: kiến thức, kỹ năng, pháp luật về quấy rối/xâm hại tình dục; hệ thống pháp luật: cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu dễ thực thi, nghiêm minh…

Thông qua Hội nghị, các cán bộ Hội LHPN quận và báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại cơ sở nắm được quy trình bảo vệ trẻ em bị xâm hại, nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống xâm hại trẻ em; đồng thời, có định hướng tuyên truyền cụ thể cho các hội viên, gia đình và nhân dân tại nơi mình sinh sống...

Trước đó, ngày 14-15/5/2022, Hội LHPN Hà Nội cũng đã tổ chức thành công Hội nghị tập huấn bình đẳng giới, bạo lực giới và an toàn của trẻ em gái nơi công cộng. Tại hội nghị, đồng chí báo cáo viên đã truyền đạt một số nội dung liên quan đến vấn đề giới, bất bình đẳng giới, bạo lực giới, an toàn cho trẻ em gái, quyền của trẻ em gái trong thành phố và công tác xây dựng thành phố an toàn cho trẻ em gái. Cùng với những nội dung trên, các học viên được tham gia các trò chơi vận động, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, gắn kết giữa các nữ cán bộ trên địa bàn quận. Thông qua hội nghị, các cán bộ, hội viên phụ nữ nâng cao được nhận thức kiến thức về giới, bình đẳng giới, qua đó giúp đội ngũ cán bộ nữ vận dụng trong thực tế công tác tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Xét xử cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng: Nhận tội nhưng không nhận lừa tiền

Bị cáo Đỗ Hữu Ca nhận tội nhưng không nhận lừa tiền

Bị cáo Đỗ Hữu Ca – cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng bị xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước toà, bị cáo thừa nhận cáo trạng mô tả hành vi phạm tội của mình là đúng, phù hợp với kết luận điều tra nhưng khi nói lời sau cùng lại khẳng định không lừa tiền vợ chồng Đước.