Quỹ Khuyến nông Hà Nội: Điểm tựa giúp nhà nông làm giàu

Chia sẻ

(PNTĐ) - Quỹ Khuyến nông (QKN) Hà Nội với hoạt động hỗ trợ vốn cho người nông dân thực hiện các phương án sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi, trồng trọt an toàn, tạo nguồn thu nhập khá, nâng cao đời sống nhiều gia đình. Qua 19 năm, QKN đã trở thành một kênh tín dụng ưu đãi uy tín, gần gũi với người nông dân Thủ đô.

anh Phùng Văn Long ở thôn Tân Phúc, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây đã xây dựng trang trại nuôi vịt thương phẩmAnh Phùng Văn Long ở thôn Tân Phúc, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây đã xây dựng trang trại nuôi vịt thương phẩm

Đòn bẩy cho nông dân làm giàu

Năm 2003, ông Nguyễn Huy Lưỡng, ở thôn Văn Quang, xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai đầu tư vào khu đất trũng vốn chỉ cấy lúa, thả cá mà chuyển sang trồng 100 cây bưởi Diễn. Tuy nhiên, do ít vốn nên vẫn kết hợp cả cấy lúa, thả cá. Năm 2008, biết đến chương trình cho vay vốn của Quỹ khuyến nông do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội quản lý, ông Nguyễn Huy Lưỡng đã vay được 70 triệu đồng để mở rộng sản xuất. Từ đây, trang trại của ông nuôi lợn, cá và vườn bưởi Diễn trĩu quả. Hai năm sau trả hết nợ, ông Lưỡng tiếp tục vay 200 triệu đồng mở rộng vườn bưởi lên 200 cây. Cây trồng cho trái ngọt, vật nuôi cho giá trị tăng, ông Lưỡng vừa thu hoạch vừa tiếp tục vay vốn mở rộng quy mô cây, con. Đến nay, trên diện tích hơn 1ha, đã có hơn 300 cây bưởi, 6.000 con gà đẻ trứng. Ông Lưỡng cho hay: “Gia đình tôi được như ngày nay là nhờ 10 năm qua đã được vay 500 triệu đồng từ QKN Hà Nội với mức lãi suất thấp, chỉ 0,5%/tháng, chu kỳ vay kéo dài 24 tháng. Hơn nữa, còn được cán bộ khuyến nông hướng dẫn về kỹ thuật nên tự tin đầu tư mở rộng quy mô trang trại, kinh tế ngày càng phát triển, mỗi năm thu về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng”.

Với ước mơ làm giàu trên chính đồng đất quê hương, anh Phùng Văn Long ở thôn Tân Phúc, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây đã xây dựng trang trại nuôi vịt thương phẩm (vịt super) với quy mô, quy trình chăn nuôi bài bản có tiếng khắp vùng. Năm 2019, anh Long tiếp cận vay vốn 500 triệu đồng từ QKN Hà Nội nên đã mạnh dạn đầu tư nghiêm túc để phát triển bền vững. Với 2 chuồng nuôi 15.000 con vịt thương phẩm, anh áp dụng quy trình chăn nuôi bảo đảm an toàn dịch bệnh ngay từ khâu chọn giống đến chọn loại thức ăn phù hợp với đặc tính sinh trưởng cho năng suất và chất lượng thịt cao. Mặc dù thời gian qua dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến thu nhập song anh Long đã hoàn thành trả nợ đúng hạn. Hiện, anh tiếp tục làm phương án vay vốn QKN 500 triệu đồng với quy mô trang trại hơn 5.000m2 có 2.000m2 chuồng, nuôi 15.000 con vịt thương phẩm. “Tôi tin rằng với quy trình chăn nuôi khép kín, bài bản, nhất là sự hỗ trợ kịp thời của nguồn vốn QKN Hà Nội sẽ là động lực lớn, giúp chúng tôi tiếp tục lao động sản xuất làm giàu” - anh Long nói.

Quỹ cho vay không vì mục đích lợi nhuận

Bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà NộiBà Vũ Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

Bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết, với nguyên tắc hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, 19 năm nay (2002-2021), QKN đã giải ngân cho 4.081 lượt hộ vay vốn, quay vòng 829.786,5 tỷ đồng; đáp ứng khoảng 30% nhu cầu vốn sản xuất của các chủ trang trại, hộ sản xuất. Qua đó, tạo việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động nông thôn có thu nhập bình quân từ 5-6 triệu đồng/người/tháng; tạo giá trị hàng hóa đạt từ 250-500 triệu đồng/ha/năm. Giá trị sản phẩm của các phương án đã tăng từ 10-30% so với khi chưa được vay vốn QKN.

Theo bà Vũ Thị Hương, QKN còn góp phần khai thác các tiềm năng về đất đai, lao động, ngành nghề, tiềm năng về khoa học kỹ thuật; thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại; nhân rộng các mô hình khuyến nông chuyển giao khoa học kỹ thuật có hiệu quả thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Vùng hoa, cây cảnh Tây Tựu, Đông Ngạc, Đại Mỗ (Từ Liêm), Đông La (Hoài Đức), Hồng Vân (Thường Tín); vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Đông Anh, Sóc Sơn, Quốc Oai, Ba Vì, Chương Mỹ; vùng nuôi trồng thủy sản ở Thanh Trì, Mỹ Đức, Chương Mỹ; vùng chuyển đổi chăn nuôi, thủy sản xã Liên Châu (huyện Thanh Oai), xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai)…

Để QKN hoạt động hiệu quả, Trung tâm luôn chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác QKN. Đồng thời, tập huấn cho nông dân, chủ trang trại về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, bảo đảm vốn vay đúng mục đích, hiệu quả cũng như kịp thời nắm bắt và hỗ trợ xử lý vướng mắc, khó khăn. Cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông thường xuyên kiểm tra tư vấn, hướng dẫn cả về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, cung cấp thông tin thị trường, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ vay vốn.

Giai đoạn 2021-2025, mục tiêu của QKN là tiếp tục sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Thủ đô theo hướng hiện đại và bền vững.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.