Người Việt Nam đang chú trọng nhiều hơn đến sức khỏe

Chia sẻ

Một cuộc khảo sát mới về việc sử dụng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho thấy có đến 94% người tiêu dùng tại Việt Nam tin rằng để có sức khỏe tốt là một hành trình và 94% đang thực hiện các bước để cải thiện sức khỏe trong năm qua.

Những kết quả này là một phần của cuộc khảo sát được thực hiện bởi Herbalife Nutrition và Hội Đồng Dinh Dưỡng Có Trách Nhiệm với 3.000 người tiêu dùng ở Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Khảo sát cho thấy Người tiêu dùng Việt sang chú trọng nhiều hơn cho các mục tiêu vì sức khỏe, với hơn một nửa (51%) số người được hỏi cho biết họ đang ăn uống lành mạnh hơn và đang bổ sung thêm vitamin và khoáng chất vào trong chế độ ăn của mình. Ngoài ra, 40% chú trọng nhiều hơn đến sức khỏe toàn diện ở các phương diện tinh thần, thể chất và nhu cầu xã hội, và 35% tập trung vào việc đạt được các mục tiêu nhỏ và dễ quản lý hơn.

Người tiêu dùng tại Việt Nam đang bổ sung thêm vitamin và thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn uống và có một nửa (50%) cho biết họ hiểu rõ về những lợi ích cho sức khỏe mà vitamin và thực phẩm bổ sung mang lại. Những người được hỏi cho biết họ thường nhận được thông tin về vitamin và thực phẩm bổ sung từ các nguồn trực tuyến (48%) và từ bác sĩ của họ (40%). Bất kể nhận được thông tin từ đâu, có đến 93% người được hỏi mong muốn biết thêm về lợi ích của các loại vitamin và thực phẩm bổ sung khác nhau để hỗ trợ sức khỏe của họ.

Việc đưa các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung vào chế độ ăn của mình đang trở nên phổ biến ở Việt Nam với gần 8/10 (79%) người tiêu dùng sử dụng vitamin và thực phẩm bổ sung hàng tuần, với 77% trong số họ dùng từ một hoặc hai sản phẩm mỗi lần.

Khi được hỏi về thời gian thường sử dụng vitamin và thực phẩm bổ sung, ba câu trả lời phổ biến nhất là: Vào buổi sáng, sử dụng một lần tất cả sản phẩm (34%); Sau bữa ăn (23%); Vào các thời điểm khác nhau trong ngày (21%).

Khi được hỏi về lý do sử dụng vitamin và thực phẩm bổ sung, câu trả lời phổ biến nhất là: Để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng (58%); Để cải thiện sức khỏe nói chung (42%); Để hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa (44%); Vì sức khỏe làn da, mái tóc và sắc đẹp (35%); Để cải thiện năng lượng và sự tập trung (23%).

YÊN HƯNG

Tin cùng chuyên mục

Kỳ 2: Nhiều khó khăn trong thực thi chính sách

Kỳ 2: Nhiều khó khăn trong thực thi chính sách

(PNTĐ) - Ở nước ta, chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi (NCT) luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng, thể hiện trong nhiều chính sách đãi ngộ, chăm sóc người cao tuổi. Tuy nhiên, tốc độ “già hoá” dân số tăng nhanh đang bộc lộ không ít “khoảng trống” đòi hỏi cần điều chỉnh kịp thời cơ chế, chính sách để hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn.